Tóm tắt: Kiện phái sinh, một công cụ pháp lý hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi của cổ đông và doanh nghiệp, đã có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời tại các quốc gia theo hệ thống thông luật như Hoa Kỳ. Việt Nam, với tư cách một quốc gia có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã tiếp thu và đưa hình thức kiện này vào hệ thống pháp luật trong những năm gần đây. Bài viết này sẽ nghiên cứu sâu vào quy định pháp luật, quy trình tố tụng và hiệu quả của kiện phái sinh tại Hoa Kỳ. Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu những điểm mạnh, những thực tiễn tốt nhất trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ liên quan đến kiện phái sinh, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu để góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.
Từ khóa: kiện phái sinh; giải quyết tranh chấp; cổ đông; kinh doanh thương mại; tố tụng dân sự
Abstract: Derivative suits, a powerful legal tool to protect the rights of shareholders and corporations, have a long history in common law countries like the United States. Vietnam, as a socialist-oriented market economy, has recently incorporated this legal mechanism into its legal system. This research aims to learn from the US experience by examining its legal regulations, procedures, and outcomes related to derivative lawsuits. The objective is to identify the strengths and best practices in the US system that can be adopted to enhance Vietnam's legal framework for protecting shareholder interests.
Keywords: derivative lawsuits; dispute resolution; shareholders; commercial business; civil procedure
ĐẶT VẤN ĐỀ
Kiện phái sinh là hình thức khởi kiện của cổ đông nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công ty trước sự thờ ơ, vô trách nhiệm của ban lãnh đạo công ty. Hình thức kiện này đã xuất hiện tại Hoa Kỳ từ những năm thập niên 40 của thế kỉ XVIII và được Tòa án Tối cao Hoa Kỳ công nhận vụ kiện phái sinh là một hành động hợp lệ vào năm 1855[1]. Các tranh chấp giữa công ty và ban lãnh đạo phát sinh khi ban lãnh đạo thể hiện sự yếu kém trong quá trình quản lí hoặc không có những hành động kịp thời nhằm ngăn chặn những sai phạm gây tổn thất cho công ty đến từ bên thứ ba. Để giải quyết tranh chấp này, Hoa Kỳ đã ban hành các văn bản pháp luật quy định về chế định kiện phái sinh nhằm bảo vệ quyền lợi cho công ty. Trong khi đó, các văn bản pháp luật hiện hành tại Việt Nam chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về kiện phái sinh. Điều này gây ra sự khó khăn, nhầm lẫn cho các thẩm phán khi xác định tính chất tranh chấp của vụ án dân sự. Vậy nên, cần phân tích, nghiên cứu và tham khảo kiện phái sinh tại Hoa Kỳ, từ đó đề ra các giải pháp phù hợp với thực tế bối cảnh tại Việt Nam.
|
|
Kiện phái sinh là trường hợp một hoặc nhiều cổ đông hoặc thành viên công ty đứng ra khởi kiện thay mặt cho công ty để thực thi quyền lợi mà pháp nhân không thể tự làm được nhằm đòi lại quyền lợi cho chính mình. Ảnh minh hoạ. |
1. Quy định về kiện phái sinh tại Hoa Kỳ
1.1. Điều kiện của kiện phái sinh tại Hoa Kỳ
Theo pháp luật Hoa Kỳ, kiện phái sinh là trường hợp một hoặc nhiều cổ đông hoặc thành viên công ty đứng ra khởi kiện thay mặt cho công ty để thực thi quyền lợi mà pháp nhân không thể tự làm được nhằm đòi lại quyền lợi cho chính mình[2]. Tuy nhiên, để có thể đứng ra thay mặt cho công ty, cổ đông cần phải đáp ứng các điều kiện cụ thể. Pháp luật Hoa Kỳ yêu cầu nguyên đơn (người khởi kiện) trong vụ kiện phái sinh khi nộp đơn khởi kiện lên Tòa án cần phải chứng minh rõ ràng và đầy đủ về thủ tục, động cơ khởi kiện là vì mục đích chung của công ty chứ không phải vì mục đích cá nhân. Bên cạnh đó, nguyên đơn cần phải chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của công ty đang bị xâm phạm. Như vậy, tại Hoa Kỳ, hai điều kiện cần thiết để theo đuổi một vụ kiện phái sinh trên thực tế bao gồm (1) quyền lợi của công ty bị xâm phạm và (2) mục đích khiếu kiện của nguyên đơn là vì lợi ích công ty.
Tại Hoa Kỳ, đối tượng bị khởi kiện trong kiện phái sinh có thể là bất cứ đối tượng nào, chỉ cần có hành vi (hành động hoặc không hành động) xâm phạm đến quyền lợi của công ty.[3] Đó có thể là ban lãnh đạo nếu họ không thực hiện nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi công ty hoặc có những hành vi gây thiệt hại cho công ty (lạm dụng quyền lực, tham nhũng). Ngoài ra, cổ đông cũng có thể nhân danh công ty khởi kiện khi có sai phạm đến từ bên thứ ba, tuy nhiên cổ đông chỉ có thể khởi kiện bên thứ ba nếu ban lãnh đạo công ty không có bất cứ một hành động nào để ngăn chặn sai phạm.
Về điều kiện của cổ đông, được quy định cụ thể tại Điều 7.41 Đạo luật Công ty kinh doanh Hoa Kỳ (Model Business Corporation Act viết tắt là MBCA). Trong đó, cổ đông có thể khởi kiện thay mặt công ty khi và chỉ khi đáp ứng được đồng thời cả hai điều kiện đó là[4]:
Thứ nhất, cổ đông phải là cổ đông tại thời điểm có hành vi vi phạm hoặc thông qua chuyển nhượng hợp pháp. Điều này có nghĩa, để theo đuổi được vụ kiện phái sinh, nguyên đơn phải là cổ đông của công ty hoặc trở thành cổ đông thông qua hình thức chuyển nhượng hợp pháp từ một cổ đông khác trong công ty trong khoảng thời gian mà ban lãnh đạo thực hiện hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, tại Luật Công ty Thương mại của New York (New York Business Corporation Law), điểm b mục 626 chương 457 quy định “ Trong bất kỳ vụ kiện , nguyên đơn phải chứng minh rằng họ là cổ đông tại thời điểm khởi kiện và là cổ đông tại thời điểm xảy ra giao dịch mà họ khiếu nại, hoặc cổ phiếu hoặc lợi ích của họ trong đó đã được chuyển giao cho họ theo quy định của pháp luật”[5].
Thứ hai, cổ đông phải đại diện công bằng và đầy đủ cho lợi ích của công ty trong việc khởi kiện. Điều này có thể hiểu, cổ đông khi tham gia vụ kiện phái sinh phải hướng tới lợi ích chung của công ty, không vì lợi ích cá nhân hay nhóm nhỏ. Họ phải đảm bảo rằng các quyết định hay hành động của họ phải hướng tới mục tiêu bảo vệ quyền và thúc đẩy lợi ích cho công ty. Điều này cũng được khẳng định tại Quy tắc 23.1 của Quy tắc tố tụng dân sự Liên bang. Cụ thể theo điểm a Quy tắc 23.1 về Điều kiện tiên quyết, vụ kiện phái sinh sẽ có thể không được duy trì nếu như nguyên đơn không đại diện công bằng và đầy đủ cho lợi ích của các cổ đông trong việc thực thi quyền của công ty[6].
Vụ kiện giữa Laura Steinberg và Saul P. Steinberg cùng cộng sự[7] là một ví dụ rất rõ ràng cho điều kiện này. Trong vụ kiện phái sinh này, Laura Steinberg đã khởi kiện Saul P.Steinberg, là Chủ tịch và Tổng giám đốc của công ty Reliance Group, Inc với cáo buộc đã vi phạm trách nhiệm đạo đức của mình khi lãng phí và sai phạm trong việc sử dụng tài sản của công ty dẫn tới cơ hội kinh doanh và các khoản tiền bù trừ không hợp lý. Laura Steinberg, vợ của Saul P. Steinberg, đã khởi kiện vụ kiện này dựa trên việc sở hữu một số lượng lớn cổ phần của Reliance mà cô nhận được trong thời gian hôn nhân. Bởi vì cả hai đang trong quá trình ly thân và vướng vào vụ kiện tụng hôn nhân gay gắt về việc phân chia tài sản, quyền nuôi con nên Tòa án yêu cầu phải xem xét kỹ lưỡng bản chất của việc khởi kiện. Do đó, nguyên đơn, Laura Steinberg phải chứng minh rằng cô ấy sẽ đại diện một cách công bằng và đầy đủ cho lợi ích của các cổ đông và công ty, và theo đuổi vụ kiện không vì lợi ích cá nhân hay thù địch bất lợi nào. Cuối cùng, tòa án đã từ chối vụ kiện này vì Laura Steinberg không đáp ứng đủ điều kiện để xác định tư cách nguyên đơn, do có sự xung đột lợi ích cá nhân và mối quan hệ không hòa thuận với Saul P. Steinberg.
1.2. Thủ tục giải quyết kiện phái sinh
Căn cứ theo quy định tại Điều 7.42 Đạo luật công ty kinh doanh Hoa Kỳ, cổ đông cần phải gửi một yêu cầu bằng văn bản đến Hội đồng quản trị và yêu cầu thực hiện hành động thích hợp để giải quyết vấn đề mà họ đang khiếu nại[8]. Trong yêu cầu này, cổ đông cần phải chỉ ra rõ những hành vi, thiếu sót mà cổ đông cho rằng ban lãnh đạo công ty đang thực hiện không đúng. Sau khi gửi yêu cầu, cổ đông phải chờ đợi trong vòng 90 ngày trước khi khởi kiện, trong thời hạn 90 ngày công ty sẽ xem xét yêu cầu và thực hiện hành động cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình.
Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp cổ đông đều phải đợi 90 ngày để có thể bắt đầu các thủ tục của vụ kiện phái sinh. Các trường hợp ngoại lệ cho phép cổ đông được đệ đơn trực tiếp lên tòa án để bắt đầu theo đuổi vụ kiện phái sinh bao gồm (1) cổ đông nhận được thông báo yêu cầu của họ đã bị công ty từ chối hoặc (2) việc chờ đợi hết 90 ngày sẽ gây thiệt hại không thể khắc phục được cho công ty.[9]
Vụ kiện phái sinh mang tên Oracle Corp ( In the Oracle Corp Derivative Litigation) được xét xử tại tòa án Chancery Delaware, bang Delaware, một nhóm cổ đông trong Tập đoàn Oracle đã tìm cách đưa ra một vụ kiện phái sinh về cáo buộc giao dịch nội gián đối với các giám đốc của tập đoàn, chủ yếu là CEO Larry Ellison, Donald Lucas và Michael Boskin. Các cổ đông đã đưa ra yêu cầu với hội đồng quản trị để kiện tụng, và yêu cầu này đã bị Ủy ban kiện tụng đặc biệt (SLC) bác bỏ. Hector Garcia-Molina và Joseph Grundfest, cả hai đều là giáo sư của Stanford và là thành viên của hội đồng quản trị, đã được bổ nhiệm vào SLC. Những giáo sư này có mối quan hệ sâu rộng với các giám đốc. Do đó, các cổ đông tuyên bố rằng hội đồng quản trị đã xung đột và yêu cầu tòa án cho phép đưa ra yêu cầu trên cơ sở mối quan hệ cá nhân của giám đốc. Và kết quả là, yêu cầu của cổ đông đã được tòa án Chancery Delaware chấp thuận. [10]
Việc quy định cổ đông phải thực hiện một thủ tục tiên quyết là gửi yêu cầu cho ban lãnh đạo trước khi bắt đầu một vụ kiện phái sinh hướng tới rất nhiều mặt tích cực. Trước hết, thể hiện sự tôn trọng quyền quản lý của cổ đông dành cho công ty. Tiếp đến, thủ tục này cũng tạo điều kiện cho ban lãnh đạo có cơ hội tự khắc phục sai lầm, tiết kiệm chi phí cũng như thời gian cho cả hai bên, và đảm bảo rằng các vụ kiện phái sinh thực sự xuất phát từ lợi ích chung, không phải chỉ là xung đột cá nhân. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng, việc quy định cổ đông phải gửi yêu cầu cho Hội đồng quản trị là không thực sự cần thiết. Bởi vì một kiện phái sinh xuất phát từ việc Hội đồng quản trị đã không thể ngăn chặn các hành vi sai trái bị cáo buộc. Vậy nên, việc chấp nhận các yêu cầu của kiện phái sinh là sự thừa nhận các hành vi sai trái của chính mình nên hầu hết trên thực tế, Hội đồng quản trị thường từ chối yêu cầu của cổ đông.[11]
1.3 Nghĩa vụ chứng minh
Giống như các vụ kiện dân sự khác, nguyên đơn trong vụ kiện tại Hoa Kỳ cần nộp đơn khiếu nại, trong đó bao gồm bằng chứng và các sự kiện pháp lí của vụ việc. Như vậy, nghĩa vụ chứng minh trong các vụ kiện dân sự thông thường thuộc về nguyên đơn, hay nói cách khác nguyên đơn phải thuyết phục tòa án tin vào bằng chứng đã cung cấp trong đơn khiếu nại cho vụ kiện có khả năng là đúng. Tương tự như các cụ kiện dân sự thông thường, nghĩa vụ chứng minh trong các vụ kiện phái sinh tại Hoa Kì thuộc về nguyên đơn (cổ đông). Họ cần phải đưa ra các bằng chứng hợp lí và đầy đủ bao gồm cả các thủ tục trước khi đệ đơn lên tòa án (thủ tục yêu cầu giải quyết bằng văn bản đến Hội đồng quản trị như đã đề cập ở phần trên). Tuy nhiên, pháp luật Hoa Kỳ không bắt buộc nguyên đơn phải thuyết phục bồi thẩm đoàn tin tưởng hoàn toàn (100%) vào mọi thứ mà nguyên đơn trình bày mà thay vào đó, theo như Hướng dẫn bồi thẩm đoàn dân sự California 200 (California Civil Jury Instruction 200) giải thích rằng: Một bên trong vụ kiện dân sự phải thuyết phục bồi thẩm đoàn, bằng những chứng cứ có tại Tòa, rằng những gì họ được yêu cầu chứng minh có nhiều khả năng đúng hơn là không đúng. Điều này được gọi là “nghĩa vụ chứng minh”.[12]
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bị đơn có thể đưa ra Biện hộ khẳng định (affirmative defense - hình thức “đảo ngược gánh nặng chứng minh”) để phủ nhận trách nhiệm dân sự của mình. Theo Viện thông tin pháp lý (Legal Information Institute), Biện hộ khẳng định được hiểu là biện hộ mà bị đơn đưa ra bằng chứng, nếu được xác định là đáng tin cậy, sẽ phủ nhận trách nhiệm dân sự, ngay cả khi chứng minh được bị đơn đã thực hiện các hành vi bị cáo buộc. Bên đưa ra biện hộ khẳng định có gánh nặng chứng minh rằng biện hộ đó áp dụng. Đối với trường hợp này, nghĩa vụ chứng minh sẽ được chuyển lại cho bị đơn và bị đơn phải thuyết phục bồi thẩm đoàn nên áp dụng biện hộ mà bị đơn đưa ra.
Vụ tranh chấp giữa Feuer và Mark Zukerberg (tên đầy đủ của tranh chấp phái sinh này có tên Robert A. Feuer v. Mark Zuckerberg, et al. In re Facebook, Inc. Derivative Litigation), được thụ lí bởi tòa án tối cao Delaware. Vụ việc liên quan đến các cổ đông khởi kiện Mark Zuckerberg và các giám đốc khác của Facebook (nay là Meta Platforms, Inc.) liên quan đến cáo buộc vi phạm nghĩa vụ ủy thác liên quan đến các vấn đề về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu. Các nguyên đơn lập luận rằng việc đưa ra yêu cầu trước vụ kiện đối với hội đồng quản trị là vô ích do có thể xảy ra xung đột lợi ích giữa các giám đốc. Trong trường hợp này, Tòa án tối cao Delaware đã làm rõ rằng khi đánh giá sự vô ích của nhu cầu, trách nhiệm thuộc về nguyên đơn trong việc chứng minh rằng có sự nghi ngờ hợp lý về khả năng đáp ứng yêu cầu một cách khách quan của hội đồng quản trị. Điều này đảo ngược một cách hiệu quả gánh nặng chứng minh truyền thống thường thấy trong các vụ án dân sự, trong đó thông thường nguyên đơn phải chứng minh yêu cầu của mình. Cuối cùng, tòa án phán quyết rằng nếu các cổ đông có thể nghi ngờ hợp lý về tính độc lập của hội đồng quản trị hoặc khả năng đưa ra quyết định khách quan liên quan đến nhu cầu của họ, họ có thể bỏ qua yêu cầu về nhu cầu và tiến hành vụ kiện phái sinh của mình.[13] Như vậy, tòa án chuyển đổi gánh nặng trong các vụ kiện phái sinh, đặc biệt liên quan đến các yêu cầu trước vụ kiện và đánh giá tính độc lập của hội đồng quản trị. Nó nhấn mạnh rằng mặc dù ban đầu các cổ đông phải chứng minh yêu cầu của mình nhưng họ cũng có thể chứng minh sự vô ích trong việc tránh né yêu cầu về nhu cầu, do đó làm thay đổi động lực thủ tục điển hình trong những trường hợp như vậy.
1.4. Chi phí trong các vụ kiện phái sinh
Chi phí trong các vụ kiện phái sinh tại Hoa Kỳ được quy định cụ thể tại Điều 7.46 Đạo luật kinh doanh công ty Hoa Kỳ[14] và Quy tắc Hoa Kỳ[15], chúng ta có thể chia nghĩa vụ chi phí trong các vụ kiện phái sinh thành hai trường hợp như sau:
- Trường hợp thứ nhất, nguyên đơn thắng kiện. Nếu thắng kiện, theo quy định tại Điều 7.46 Đạo luật kinh doanh công ty Hoa Kỳ, nguyên đơn được công ty trả chi phí. Nếu hành động phái sinh mang lại lợi ích cho công ty, tòa án yêu cầu công ty phải trả các chi phí hợp lý cho nguyên đơn, bao gồm cả phí luật sư. Điều này nhằm khuyến khích các cổ đông thực hiện các hành động pháp lý để bảo vệ quyền lợi của công ty.
- Trường hợp thứ hai, nguyên đơn thua kiện, đồng nghĩa cổ đông phải chịu chi phí (bao gồm cả phí luật sư). Nếu hành động phái sinh không có cơ sở hợp lý hoặc mục đích không vì lợi ích của công ty, nguyên đơn có thể phải chịu trách nhiệm về các chi phí hợp lý của bị đơn. Điều này nhằm ngăn chặn các vụ kiện vô căn cứ và bảo vệ quyền lợi của các bị đơn. Ngoài ra, theo Quy tắc Hoa Kỳ, mỗi bên phải tự chịu chi phí luật sư của mình, kể cả khi thua kiện. Tuy nhiên, quy tắc này có thể bị thay đổi trong một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như khi hành vi của một bên là cố ý gây hại[16].
Bên cạnh đó, trên thực tế, hầu hết các vụ kiện tại Hoa Kỳ đều có thỏa thuận về chi phí dự phòng. “Thỏa thuận chi phí dự phòng” còn được gọi là thỏa thuận phí có điều kiện, là một thỏa thuận pháp lý giữa khách hàng và luật sư cho phép khách hàng theo đuổi yêu cầu bồi thường mà không phải trả chi phí trả trước[17].
2. Ưu điểm và hạn chế của kiện phái sinh tại Hoa Kỳ
2.1 Ưu điểm của kiện phái sinh tại Hoa Kỳ
Thứ nhất, theo luật Hoa Kỳ, một sự kiện phái sinh được kích hoạt dựa trên cơ sở quyền của công ty bị xâm phạm phạm vi, chứ không hoàn toàn dựa vào tổn hại thực tế. Điều này có nghĩa là, ngay cả khi công ty chưa phải chịu thiệt hại rõ ràng, luật pháp vẫn cho phép khởi động để bảo vệ quyền lợi của công ty, luật pháp Hoa Kỳ không đặt nặng vấn đề tổn hại là yếu tố bắt buộc để khởi động sự kiện. Nhờ quy định này, công ty có thể khởi động sự kiện phái sinh nhanh chóng tấn công ngăn chặn các tổn hại có thể xảy ra, đồng thời giải quyết các vấn đề sớm hơn, trước khi thiệt hại thực sự phát sinh.
Thứ hai, theo pháp luật Hoa Kỳ, về tư cách khởi kiện của cổ đông thì theo Điều 7.41, Luật Mẫu công ty kinh doanh (Model Business Corporation Act), cổ đông được quyền “kiện phái sinh” phải đáp ứng đồng thời cả hai điều kiện. Ở điều kiện thứ nhất, cổ đông muốn thực hiện một vụ kiện phái sinh cần phải đáp ứng điều kiện là cổ đông của công ty tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm của người quản lý hoặc đã trở thành cổ đông bằng việc nhận chuyển nhượng hợp pháp từ một cổ đông khác (cổ đông đã chuyển nhượng) là cổ đông của công ty tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm. Điều kiện thứ hai, cổ đông khởi kiện đại diện cho lợi ích của công ty một cách công bằng và phù hợp. “Công bằng và phù hợp” có nghĩa là cổ đông cần phải chứng minh được vụ kiện này là vì lợi ích của công ty chứ không phải vì lợi ích của các cổ đông. Việc quy định chặt chẽ về các điều kiện như vậy của Hoa Kỳ giúp ngăn chặn được việc khiếu kiện bừa bãi, lợi dụng kiện phái sinh như một công cụ nhằm trục lợi cho bản thân.
2.2. Hạn chế kiện phái sinh tại Hoa Kỳ
Thứ nhất, về mặt thủ tục tiền tố tụng, trước khi thực hiện một vụ kiện phái sinh tại Hoa Kỳ cổ đông phải gửi yêu cầu bằng văn bản đến Hội đồng quản trị và yêu cầu Hội đồng quản trị giải quyết vấn đề mà cổ đông đang khiếu nại. Mặc dù quy định này giúp ngăn ngừa các vụ kiện không cần thiết nếu công ty có thể giải quyết trong nội bộ nhưng điều này vô tình làm hạn chế quyền của cổ đông cá nhân bởi vì theo nguyên tắc cơ bản của luật công ty, trong đó quyền quản lý hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm cả quyền ra quyết định kiện tụng sẽ được trao cho Hội đồng quản trị chứ không phải cổ đông cá nhân. Mặt khác, lý do cho các vụ kiện phái sinh có thể xuất phát từ việc Hội đồng quản trị đã không thể ngăn chặn hành vi sai trái bị cáo buộc đó. Điều đó có thể dẫn đến việc Hội đồng quản trị từ chối yêu cầu của các cổ đông vì không muốn thừa nhận sự thất bại của mình.
Thứ hai, trách nhiệm chứng minh chỉ quy định cho phía nguyên đơn trong khi đó bị đơn chỉ cần chứng minh những lỗ hổng trong lập luận từ phía nguyên đơn. Các vụ kiện phái sinh tại Hoa Kỳ, nghĩa vụ chứng minh hoàn toàn đặt trên vai của các cổ đông, họ phải chứng minh những tổn hại đến lợi ích của công ty cho bồi thẩm đoàn. Điều này đông nghĩa với việc, nguyên đơn cần phải có khả năng thu thập chứng cứ đầy đủ và mang tính thuyết phục nếu không thì sẽ bị cho là yêu cầu vô ích, thậm chí bồi thẩm đoàn có thể cho rằng phía nguyên đơn đang cố tình lạm dùng quyền khởi kiện kiện phái sinh để gây mâu thuẫn nội bộ công ty. Tuy nhiên, trên thực tế việc tiếp cận được toàn bộ thông tin nội bộ của công ty là “quá sức” so với cổ đông khi mà ban lãnh đạo luôn luôn cố gắng tìm cách để che giấu chứng cứ.
Thứ ba, theo “Quy tắc Hoa Kỳ” thì mỗi bên phải tự chi trả phí cho luật sư riêng của mình, mặc dù có tồn tại thỏa thuận về phí dự phòng thế nhưng không phải lúc nào cũng áp dụng được đặc biệt là những vụ kiện phái sinh có tính chất phức tạp và kéo dài. Khó khăn hơn là trong trường hợp bị đơn là những công ty có thế lực tài chính lớn mạnh, mạng lưới quan hệ rộng rãi và phức tạp thì họ có thể dựa vào sức mạnh của mình để kéo dài quá trình kiện tục nhằm làm “nản lòng” các nguyên đơn. Điều này dẫn đến tình trạng bên nguyên đơn (bên yếu thế về mặt tài chính) thường phải từ bỏ vụ kiện và chấp nhận những thỏa thuân bất lợi.
|
|
Kiện phái sinh ở Hoa Kỳ có nhiều ưu điểm nhưng cũng có không ít hạn chế, tồn tại. Ảnh minh hoạ. |
3. Nhận định và kiến nghị cho Việt Nam về kiện phái sinh
3.1 Nhận định pháp luật Việt Nam về kiện phái sinh
Tại Việt Nam, quy định về phái phái sinh lần đầu tiên được đề cập cụ thể tại tài khoản 1 Điều 25 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ, quy định chi tiết hành động này số điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp. Đây được coi là bước khởi đầu cho sự phát triển của chế độ điều kiện phái sinh tại Việt Nam, khi chính thức công nhận quyền khởi động sự kiện của thành viên góp vốn trong công ty TNHH hai thành viên trở lên và mở rộng quyền này cho cổ đông trong công ty cổ phần - điều chưa được đề cập trong Luật Doanh nghiệp 2005. Theo quy định, cổ đông hoặc thành viên có quyền khởi động người quản lý khi những người này vi phạm các dịch vụ quản lý theo quy định của pháp luật luật hoặc điều lệ, tương tự như luật một số nước khác trên thế giới.
Ngoài ra, Nghị định 102/2010/NĐ-CP còn đặc biệt ở phòng quy định về thủ tục bắt quân trước khi cổ đông hay nhóm cổ đông khởi động thành viên Hội đồng Quản trị hoặc Giám đốc (Tổng giám đốc), đó là yêu cầu Ban kiểm soát khởi động trước đó. Khi cổ đông hoặc nhóm cổ đông đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 25 về số lượng cổ phần và thời gian sở hữu, họ có quyền yêu cầu Ban kiểm soát khởi động. Nếu trong vòng 15 ngày kể từ ngày được yêu cầu mà Ban kiểm soát không thực hiện, cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền tự khởi động. Đặc biệt, nếu công ty không có Ban kiểm soát, cổ đông có thể trực tiếp khởi động mà không cần qua thủ tục này.
Sau này, Luật Doanh nghiệp năm 2014 tiếp tục phát triển chế độ kiện phái sinh tại Điều 72 và Điều 161, nhưng đã loại bỏ thủ tục yêu cầu Ban kiểm soát nêu trên. Ngoài ra, luật còn bổ sung thêm quyền "tự mình hoặc nhân danh công ty" để làm rõ hơn quyền kiện phái sinh và quy định về chi phí khởi động.
Hiện tại, quy định về kiện phái sinh tại Việt Nam có thể hiện tại Điều 72 và Điều 166 của Luật Doanh nghiệp năm 2020, dành cho công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần. Tuy cùng quy định về sự kiện phái sinh, nhưng có một số khác biệt giữa hai loại hình công ty. Ví dụ, thành viên góp vốn trong công ty TNHH hai thành viên trở lên không bị giới hạn quyền khởi động, trong khi cổ đông của công ty cổ phần phải sở hữu ít nhất 1% cổ phần phổ thông. Ngoài ra, cổ đông công ty cổ phần chỉ có quyền khởi động thành viên Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc (Tổng giám đốc), còn thành viên góp vốn trong công ty hai thành viên trở lên có thể khởi động cả người đại các pháp luật và các nhà quản lý khác.
Mặc dù quyền của cổ đông đã được luật ghi nhận, nhưng cho đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về các sự kiện phái sinh, dẫn đến các quy định này khó áp dụng trên thực tế, tạo ra cổ đông chưa thể tận dụng tối đa để bảo vệ quyền lợi của mình.
3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về kiện phái sinh
Dưới góc nhìn tổng quát về kiện phái sinh tại Hoa Kỳ, nhóm tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn các quy định về kiện phái sinh tại Việt Nam như sau:
Thứ nhất là, bổ sung quyền khởi kiện đại diện cho công ty của cổ đông. Theo pháp luật hiện hành, Điều 186 và Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự chưa đưa ra quy định cụ thể về quyền của cổ đông thay mặt công ty đối với các thành viên quản lý. Điều nay cần được bổ sung như mô hình kiện phái sinh tại Hoa Kỳ, cho phép cổ đông khởi kiện nhân danh công ty. Quy định này giúp bảo vệ công ty khỏi các hành vi sai phạm của ban quản lý ngay cả khi ban quản lý đang nắm quyền kiểm soát công ty và lợi dụng việc này để đe dọa, gây tổn thất nghiêm trọng đến quyền lợi của công ty.
Thứ hai là, cần phải có sự điều chỉnh ngưỡng sở hữu cổ phần tối thiểu để khởi kiện. Theo quy định tại Điều 166 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông cần phải sở hữu ít nhất 1% tổng số cổ phần phổ thông mới có quyền được khởi kiện. Có thể thấy quy định về hạn mức như này là khá hợp lí vì tránh được các vụ kiện lạm dụng các vụ kiện phái sinh vì mục đích cá nhân, song Việt Nam cần cân nhắc giảm tỷ lệ này nhằm mục đích khuyến khích thêm nhiều cổ đông tham gia bảo vệ lợi ích công ty hơn khi nhận thấy có hành vi xâm phạm từ ban quản lí.
Thứ ba là, cần có quy định cụ thể và riêng biệt về thủ tục, quy trình cho kiện phái sinh. Trong các văn bản pháp luật hiện hành, Việt Nam không có văn bản nào quy định một cách cụ thể và chi tiết về quy trình thủ tục cho một vụ kiện phái sinh. Như pháp luật Hoa Kỳ, cổ đông trước khi đệ đơn lên tòa án, bắt buộc phải gửi đơn yêu cầu bằng văn bản lên Hội đồng quản trị nhằm tạo điều kiện cho ban giám đốc, bản quản lí cơ hội để khắc phục những vi phạm. Các nhà làm luật tại Việt Nam có thể tham khảo và xây dựng quy trình thủ tục yêu cầu cổ đông gửi đơn yêu cầu bằng văn bản lên Hội đồng quản trị và yêu cầu phản hồi trong một khoảng thời gian hợp lí nếu qua thời gian phản hồi mà vẫn chưa nhận được câu trả lời thì cổ đông có thể khởi kiện trực tiếp lên tòa án.
Thứ tư là, cần quy định một cách cân bằng nghĩa vụ chứng minh của nguyên đơn và bị đơn. Tại Hoa Kỳ, gánh nặng cung cấp và chứng minh tính hợp pháp của bằng chứng được đặt lên vai nguyên đơn (các cổ đông), còn bị đơn chỉ cần chỉ ra những lỗ hổng trong lập luận để phản bác. Tuy nhiên, Việt Nam có thể xem xét một quy định khác, đó là chia sẻ gánh nặng chứng minh giữa hai bên. Cụ thể, không chỉ cổ đông mà cả ban giám đốc, người quản lý cũng phải có trách nhiệm cung cấp bằng chứng để chứng minh sự vô tội của mình trước những cáo buộc của cổ đông. Điều này giúp đảm bảo sự công bằng cho cả hai bên, đồng thời khuyến khích cả nguyên đơn và bị đơn chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho quá trình tố tụng. Cổ đông cần đưa ra những bằng chứng thuyết phục để chứng minh sự tồn tại của sai phạm, trong khi đó, ban lãnh đạo cần cung cấp những bằng chứng rõ ràng để bác bỏ cáo buộc.
KẾT LUẬN
Trong xu hướng đầu tư ngày càng toàn cầu hóa, các nhà đầu tư tiếp tục đưa ra các yêu cầu cao hơn về quản trị doanh nghiệp. Trong bối cảnh này, cần có sự kêu gọi mạnh mẽ về tính minh bạch cao hơn trong các thủ tục kiện tụng phái sinh. Với những kiến nghị cho các quy định pháp luật, nhóm tác giả mong muốn góp một phần nhỏ giúp thủ tục tố tụng kiện tụng phái sinh của cổ đông sẽ hoàn thiện hơn, việc thiết kế các quy định cụ thể sẽ hợp lý và phù hợp hơn, có thể ngăn chặn hiệu quả việc lạm dụng quyền khởi kiện phái sinh. Từ đó, kiện phái sinh có thể trở thành một phương thức bảo vệ thực sự trong thực tiễn, khuyến khích các cổ đông nhỏ tích cực tham gia khởi kiện, bảo vệ quyền và lợi ích của mình, ngăn chặn việc lạm dụng quyền lực và duy trì hoạt động bình thường của công ty.
[1] Andrew J. Sockol, A Natural Evolution: Compulsory Arbitration of Shareholder Derivative Suits in Publicly Traded Corporations, Tulane Law Review, https://www.tulanelawreview.org/pub/volume77/issue4/a-natural-evolution-compulsory-arbitration-of-shareholder-derivative-suits, truy cập ngày 2/11/2024.
[2] Ariel Acentares, What is the Derivative Litigation - Important Class Action Decisions, https://www.federmanlaw.com/blog/what-is-derivative-litigation/, truy cập ngày 2/11/2023
[3] Ann M. Scarlett, Jury trial disparities between class actions and shareholder derivative actions in state courts (2019), Saint Louis University School of Law
[4] Điều 7.41 Đạo luật kinh doanh công ty Hoa Kỳ quy định về quyền khởi kiện phái sinh (1) Là cổ đông của công ty tại thời điểm hành vi hoặc sự bỏ sót bị khiếu nại hoặc trở thành cổ đông thông qua chuyển nhượng theo quy định của pháp luật từ người đã là cổ đông tại thời điểm đó; (2) Đại diện công bằng và đầy đủ cho lợi ích của công ty trong việc thực thi quyền của công ty.
[5] Luật Công ty Thương mại của New York (New York Business Corporation Law), điểm b mục 626 chương 457 “In any such action, it shall be made to appear that the plaintiff is such a holder at the time of bringing the action and that he was such a holder at the time of the transaction of which he complains, or that his shares or his interest therein devolved upon him by operation of law.”
[6] Quy tắc 23.1, Quy tắc tố tụng dân sự liên bang, https://www.federalrulesofcivilprocedure.org/
[7] Steinberg v. Steinberg, 106 Misc. 2d 720 - NY: Supreme Court 1980, https://scholar.google.com/scholar_case?case=11269019798684637561&q=Steinberg+v+Steinberg,+106+Misc+2d+720+%5BSup+Ct,+NY+County+1980%5D&hl=en&as_sdt=4,33, truy cập ngày 15/10/2024
[8] Điều 7.42 Đạo luật công ty kinh doanh Hoa Kỳ quy định về quyền yêu cầu: (1) Đã gửi yêu cầu bằng văn bản cho công ty để thực hiện hành động phù hợp; (2) Đã hết 90 ngày kể từ ngày yêu cầu được gửi trừ khi cổ đông đã được thông báo trước đó rằng yêu cầu đã bị công ty từ chối hoặc trừ khi tổn hại không thể khắc phục đối với công ty sẽ xảy ra nếu chờ hết thời hạn 90 ngày.
[9] David P. Curtin, Demand on directors in a shareholder derivative suit when the board has approved the wrong, https://bclawreview.bc.edu/articles/1570/files/63c7a69525515.pdf, truy cập ngày 10/11/2024
[10] In the Oracle Corp Derivative Litigation, 824 A.2d 917 (Del. Ch. 2003) is a US corporate law case, concerning the derivative suits in Delaware, https://casetext.com/case/in-re-oracle-corp-derivative-litigation/, truy cập ngày 15/10/2024
[11] David Folwer Johnson, “Court holds that shareholder derivative suit may proceed against an officer without a pre-suit demand where the case involved a closely-held corporation”, Business Divorce, Federal Cases, đăng ngày 26/9/2021, https://www.fiduciarylitigator.com/2021/09/court-holds-that-shareholder-derivative-suit-may-proceed-against-an-officer-without-a-pre-suit-demand-where-the-case-involved-a-closely-held-corporation/
[12] CACI No. 200. Obligation to Prove - More Likely True Than Not True, Judicial Council of California Civil Jury Instructions (2024 edition)
[13] Robert A. Feuer v. Mark Zuckerberg, et al. In re Facebook, Inc. Derivative Litigation, https://casetext.com/case/feuer-v-zuckerberg-in-re-facebook-inc-derivative-litig, truy cập ngày 10/11/2024.
[14] Điều 7.46 Đạo luật kinh doanh công ty Hoa Kỳ quy định về thanh toán chi phí: (1)Ra lệnh cho công ty chi trả các chi phí hợp lý của nguyên đơn (bao gồm cả phí luật sư) nếu tòa án xác định rằng thủ tục tố tụng đã mang lại lợi ích đáng kể cho công ty; (2) Ra lệnh cho nguyên đơn chi trả các chi phí hợp lý của bị đơn (bao gồm cả phí luật sư) nếu tòa án xác định rằng thủ tục tố tụng đã được khởi xướng hoặc duy trì mà không có lý do chính đáng hoặc vì mục đích không đúng đắn; (3) Ra lệnh cho một bên chi trả các chi phí hợp lý của bên đối địch (bao gồm cả phí luật sư) nếu tòa án xác định rằng việc nộp đơn kiện, đề nghị hoặc tài liệu khác không có cơ sở thực tế, sau khi đã được điều tra kỹ lưỡng, hoặc không được hỗ trợ bởi luật hiện hành hoặc một lập luận thiện chí để mở rộng, sửa đổi hoặc đảo ngược luật hiện hành, và được đưa ra vì mục đích không đúng đắn, chẳng hạn như để quấy rối hoặc gây ra sự chậm trễ không cần thiết hoặc làm tăng chi phí tố tụng không cần thiết.
[15] Contingent fee, US Law, Legal Information Institute, https://www.law.cornell.edu/wex/contingent_fee
[16] Michael Stover, Esq, “The Surety and Attorney’s Fees – The American Rule”, đăng ngày 26/7/2022, https://www.wcslaw.com/accolades/the-surety-and-attorneys-fees-the-american-rule/, truy cập ngày 15/10/2024
[17] “What is no win no fee”, https://www.thompsons.law/support/how-to-make-a-personal-injury-claim/what-is-no-win-no-fee, truy cập ngày 10/11/2024
1. Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2020
2. Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2014
3. Nghị định 102/2010/ NĐ- CP
4. Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14
5. Đạo luật kinh doanh công ty Hoa Kỳ
6. Luật Công ty Thương mại New York
7. Quy tắc tố tụng dân sự liên bang Hoa Kỳ
8. Án lệ số 200 về nghĩa vụ chứng minh - Hướng dẫn của hội đồng tư pháp California về bồi thẩm đoàn dân sự 2024
9. Sabrina Bruno, Shareholders remedies: the derivative action in the UK, USA and Italy.
10. Phí dự phòng, Viện thông tin pháp lý Hoa Kỳ
11. CACI No. 200. Obligation to Prove - More Likely True Than Not True, Judicial Council of California Civil Jury Instructions (2024 edition)
12. Steinberg v. Steinberg, 106 Misc. 2d 720 - NY: Supreme Court 1980, https://scholar.google.com/scholar_case?case=11269019798684637561&q=Steinberg+v+Steinberg,+106+Misc+2d+720+%5BSup+Ct,+NY+County+1980%5D&hl=en&as_sdt=4,33, truy cập ngày 15/10/2024
13. Ariel Acentares, Tổng quan về kiện tụng phái sinh,
https://www.federmanlaw.com/blog/what-is-derivative-litigation/ truy cập ngày 2/11/2024
14. David P. Curtin, Demand on directors in a shareholder derivative suit when the board has approved the wrong, https://bclawreview.bc.edu/articles/1570/files/63c7a69525515.pdf, truy cập ngày 10/11/2024
15. David Folwer Johnson, “Court holds that shareholder derivative suit may proceed against an officer without a pre-suit demand where the case involved a closely-held corporation”, Business Divorce, Federal Cases, đăng ngày 26/9/2021, https://www.fiduciarylitigator.com/2021/09/court-holds-that-shareholder-derivative-suit-may-proceed-against-an-officer-without-a-pre-suit-demand-where-the-case-involved-a-closely-held-corporation/
16. Robert A. Feuer v. Mark Zuckerberg, et al. In re Facebook, Inc. Derivative Litigation, https://casetext.com/case/feuer-v-zuckerberg-in-re-facebook-inc-derivative-litig, truy cập ngày 10/11/2024.
17. Michael Stover, Esq, “The Surety and Attorney’s Fees – The American Rule”, đăng ngày 26/7/2022, https://www.wcslaw.com/accolades/the-surety-and-attorneys-fees-the-american-rule/, truy cập ngày 15/10/2024
|
Nguyễn Lâm Phương - Phạm Trung An - Hoàng Mai Trang (Sinh viên ĐH Luật Hà Nội)