Tuyến đường sắt quốc gia bắc nam xuyên Iran với chiều dài khoảng 1.394km đã được ghi danh là di sản văn hóa vật thể thứ 25 và là di sản công nghiệp đầu tiên của nước này.

Quyết định được đưa ra trong phiên họp lần thứ 44 của Ủy ban Di sản Thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) được tổ chức trực tuyến hôm 25/7.

Có tới 22 công trình kiến trúc văn hóa và lịch sử cũng như 2 địa điểm tự nhiên của Iran đã được ghi danh là di sản văn hóa vật thể, ngoài ra còn có 16 di sản được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.

leftcenterrightdel
Tuyến đường sắt xuyên Iran North-South Railroad. Ảnh: Mehran Saki.

Trước đó, Quần thể Tu viện Armenia (2008), thành cổ Bam và cảnh quan văn hóa của nó (2004), Khu vực khảo cổ Bisotun (2006), Cảnh quan văn hóa của làng cổ Maymand (2015), Cung điện Golestan (2013), lăng mộ Gonbad-e Qābus (2012), Thành phố lịch sử Yazd (2017), Thánh đường Masjed-e Jāmé hay Nhà thờ Hồi giáo giáo Isfahan (2012), Quảng trường Meidan Emam ở Esfahan (1979), thành phố cổ Pasargadae (2004), thành phố Ba Tư cổ đại Persepolis (1979), Cảnh quan khảo cổ Sassanid của Vùng Fars (2018), đô thị cổ Shahr-i Sokhta (2014) , Quần thể Sheikh Safi al-din Khānegāh và đền thờ Shrine Ensemble ở Ardebil (2010), Hệ thống thủy lợi Shushtar (2009), cố đô Soltaniyeh (2005), thàn phố cổ Susa (2015), Chợ cổ Tabriz (2010), Quần thể công sự và thành cổ Takht-e Soleyman (2003), Quần thể Tchogha Zanbil (1979), Vườn Ba Tư (2011) và Giếng Ba Tư Qanat (2016) là tài sản văn hóa của Iran đã được ghi vào Danh sách Di sản thế giới.

leftcenterrightdel
Tuyến đường sắt North-South Railroad được vinh danh bởi yếu tố lịch sử, quy mô và kĩ thuật xây dựng trải dài trên nhiều địa hình phức tạp. Ảnh: IRNA.

Ngoài ra, Rừng Hyrcanian (2019) và Sa mạc Lut (2016) là các di sản tự nhiên của Iran đã được ghi vào danh sách Di sản thế giới.

Một đề xuất khác của Iran ngôi làng cổ Uraman sẽ được thảo luận tại cuộc họp của ủy ban Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 27/7.

leftcenterrightdel
Có tất cả 350 cây cầu trên tuyến đường sắt 1.394km. Ảnh: iranpress. 

Đường sắt xuyên Iran nối Biển Caspi ở phía đông bắc với Vịnh Ba Tư ở phía tây nam, băng qua hai dãy núi cũng như sông, cao nguyên, rừng và đồng bằng, và bốn khu vực khí hậu khác nhau. Được khởi công vào năm 1927 và hoàn thành vào năm 1938, tuyến đường sắt dài 1.394km được thiết kế và thi công với sự hợp tác thành công giữa chính phủ Iran và 43 nhà thầu xây dựng từ nhiều quốc gia. 

Tuyến đường sắt này đáng chú ý vì quy mô và kĩ thuật phức tạp để vượt qua các cung đường dốc và nhiều khó khăn khác. Việc xây dựng nó liên quan đến việc cắt xẻ núi trên diện rộng ở một số khu vực, trong khi địa hình hiểm trở dẫn đến việc phải xây dựng 350 cây cầu lớn nhỏ và 224 đường hầm, trong đó có 11 đường hầm xoắn ốc. 

leftcenterrightdel
Ngoài quy mô, kĩ thuật xây dựng, tuyến đường sắt xuyên Iran cũng có những giá trị về kiến trúc và cảnh quan. Ảnh: Hossein Havadi/UNESCO.

Danh sách Di sản Thế giới bao gồm 1.129 địa điểm trên khắp thế giới có giá trị về sự độc đáo và giá trị văn hóa/ tự nhiên. Năm mươi mốt trong số chúng được coi là có nguy cơ biến mất.

Trong đợt này, TP cảng Tuyền Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc; Đền Ramappa, bang Telanganam, Ấn Độ; Đại lộ Paseo del Prado và công viên Buen Retiro, Tây Ban Nha cũng được UNESCO ghi tên vào Danh sách Di sản thế giới.

Huy Anh/ifpnews, unesco, irna