Đệ trình UNESCO công nhận Nghệ thuật làm gốm của người Chăm là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
Cập nhật lúc 19:00, Thứ năm, 21/03/2019 (GMT+7)
Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản giao Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch (VH,TT&DL) thay mặt Chính phủ đệ trình UNESCO công nhận “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, cần được bảo vệ khẩn cấp.
Ngày 19/3, Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 324/TTg-KGVX, đồng ý Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch (VH,TT&DL) thay mặt Chính phủ ký hồ sơ “Nghệ thuật Xòe Thái” và “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” trình UNESCO xem xét đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Danh sách di sản văn hóa phi vật cần được bảo vệ khẩn cấp
|
|
Văn bản của Thủ tướng Chính phủ về hồ sơ “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm”. |
Liên quan đến nội dung này, ngày 07/12/2018, Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia Việt Nam đã họp đánh giá hồ sơ “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm”, trong đó các thành viên Hội đồng đã có những ý kiến phản biện.
Trên có sở ý kiến của Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia, hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận đã bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
|
|
Quá trình chế tác gốm của người Chăm hoàn toàn thủ công và bằng tay. |
|
|
Điều khác biệt, người Chăm nặn gốm không dùng bàn xoay mà chạy giật lùi quanh bệ nặn, lấy tay làm cữ. |
Ngày 20/3, UBND tỉnh Bình Thuận có văn bản đề nghị Bộ VH,TT&DL xem xét, thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hồ sơ “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” để trình lên UNESCO.
Nghề làm gốm của người Chăm tại Ninh Thuận và Bình Thuận có bề dày hàng trăm năm với những kỹ thuật đặc trưng riêng có, trong đó tiêu biểu là việc không dùng bàn xoay trong quá trình chế tác. Các khâu sản xuất gốm hoàn toàn được làm thủ công với những nguyên vật liệu từ thiên nhiên và sử dụng củi để nung gốm.
|
|
Các khâu chế tác, từ nặn đến hoàn thiện đều làm thủ công với những nguyên vật liệu từ thiên nhiên. |
|
|
Gốm Chăm sau khi nặn được chất và nung trên củi. |
|
|
Một số sản phẩm gốm Chăm. |
Tại tỉnh Ninh Thuận, làng gốm Bàu Trúc được xác định khoảng nửa ngàn tuổi. Tại đây, nghề làm gốm Chăm truyền thống cơ bản được lưu giữ. Tuy nhiên, trước áp lực của kinh tế thị trường và tính hiệu quả, một số kỹ thuật đã không giữ được yếu tố nguyên gốc, yêu cầu cần thực thi các biện pháp khẩn cấp để bảo tồn.
Nguyễn Huân