Làng gốm Bàu Trúc và làng dệt Mỹ Nghiệp, cùng thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước được cho là hai làng nghề cổ nhất Đông Nam Á còn bảo lưu khá tốt truyền thống làm hoàn toàn thủ công.

Riêng nghề làm gốm tại làng Bàu Trúc kỹ thuật chế tác nguyên sơ, không thay đổi so với hàng trăm năm trước.

Nghệ nhân nặn gốm hoàn toàn bằng tay và không dùng bàn xoay.

leftcenterrightdel
Kỹ thuật chế tác gốm Chăm vẫn giữ  cách nặn gốm truyền thống, không dùng bàn xoay.

Thay vì dùng bàn xoay và lấy tay làm cữ để tạo hình cho sản phẩm gốm, nghệ nhân gốm Chăm chạy quanh bệ nặn (chạy giật lùi), lấy bệ làm cữ. Đây chính là điểm độc đáo trong kỹ thuật nặn gốm của người Chăm.

leftcenterrightdel
 Tạo hoa văn cũng hoàn thoàn thủ công, bằng những vật dụng đơn giản: dao, thìa, vỏ sò,..

Điểm độc đáo và khác biệt nữa, kỹ thuật nặn gốm và tạo hoa văn hoàn toàn không sử dụng máy móc.

Việc nung gốm cũng khá lạ. Gốm được xếp lớp trên đống củi ngay trên nền đất, phủ rơm, trấu bên trên, nung lộ thiên ngoài trời trong thời gian 5-6 giờ.

leftcenterrightdel
Gốm được xếp lớp trên củi, nung lộ thiên trong vòng 5-6 giờ đồng hồ. 

Tiếp theo, gốm được “nướng” lần hai để tạo màu, bằng cách ủ trấu để khói ám vào gốm, tạo màu sắc tự nhiên.

Các sản phẩm gốm Bàu Trúc thành phẩm mang màu nâu đỏ tự nhiên của đất hoặc vàng đỏ, đỏ hồng, đen, đen nâu, đen xám,... chứa đựng vẻ bí ẩn của nền văn hóa Chămpa. 

leftcenterrightdel
Sản phẩm gốm Chăm thành phẩm có vẻ thô nhám.. 
leftcenterrightdel
..với màu sắc tự nhiên. 

Đáng lưu ý, việc lập hồ sơ “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” sẽ do hai tỉnh Ninh Thuận và Lâm Đồng phối hợp thực hiện.

leftcenterrightdel
Việc lập hồ sơ “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” sẽ do hai tỉnh Ninh Thuận và Lâm Đồng phối hợp thực hiện. 

Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, trên địa bàn các huyện Đơn Dương và Đức Trọng, vùng tiếp giáp với tỉnh Ninh Thuận có dân tộc thiểu số Churu sống tập trung. Tại đây còn duy trì nghề làm gốm truyền thống với kỹ thuật có nhiều nét tương đồng với quy trình chế tạo gốm của người Chăm.

Nguyễn Huân