Nhiều năm trước, các nhà khoa học hành tinh đã nghĩ Sao Kim là hành tinh chị em với Trái đất, bởi chúng tương tự về kích thước, cả hai đều gần Mặt trời, đều là cơ thể đá; và, có lẽ Sao Kim cũng từng có sự sống. Tuy nhiên, điều đó đã thay đổi đột ngột khi các nhà thiên văn học có cái nhìn cận cảnh đầu tiên về Sao Kim.

Vào năm 1962, khi Mariner 2 bay qua Sao Kim, và đặc biệt, năm 1970, khi Venera 7 hạ cánh xuống bề mặt hành tinh này, nhiều thông tin chưa được biết đến về Sao Kim đã được thu thập.

Không chỉ nhiệt độ bề mặt trên hành tinh vượt quá 750°F (400°C), mà bầu khí quyển carbon-dioxide dày của Venus tạo ra hiệu ứng nhà kính lưu trữ các đám mây lưu huỳnh điôxit và axit sunfuric. Nó không phải là một môi trường thân thiện để mọi sinh vật có thể tồn tại.

leftcenterrightdel

Núi lửa ở một khu vực trên Sao Kim có tên là vùng đất thấp Guinevere Planitia. Nguồn: NASA/JPL.

Năm 1990, tàu vũ trụ Magellan đã đến quỹ đạo venus, thực hiện nhiệm vụ thu thập dữ liệu đến năm 1994. Magellan đã lập bản đồ 98 phần trăm bề mặt hành tinh và chụp hàng ngàn bức ảnh ngoạn mục về các đặc điểm địa chất, địa hình của Sao Kim.

Gần một phần tư các hình ảnh được Magellan gửi về đã được vi tính hóa, hình ảnh 3 chiều của các vùng có hiệu ứng độ cao được phóng đại bởi các bộ xử lý hình ảnh.

Điều khiến các nhà khoa học ngạc nhiên ở chỗ, các miệng hố do thiên thạch trên bề mặt Sao Kim có vẻ ít bất thường so với các thiên thể khác trong Hệ Mặt trời như Mặt trăng, Sao Hỏa và Sao Thủy,.. Dường như mọi vật chất kiến tạo trên bề mặt Sao Kim đã dịch chuyển khiến các “vết sẹo” bị xóa, làm cho bề mặt Sao Kim trông rất trẻ.

Các nhà thiên văn học đã tự hỏi điều gì đã khiến bề mặt Sao Kim được tái tạo lại.

leftcenterrightdel

Một phần của phía tây Eistla Regio trên sao Kim được tái tạo 3 D trên cơ sở dữ liệu của Magellan. Nguồn: NASA/JPL. 

Các nhà thiên văn học đã quan sát các dấu tích kỳ lạ và các núi lửa trên bề mặt hành tinh, ghi nhận một hoạt động địa chất trong quá khứ của Sao Kim; trong đó đã tìm thấy dấu hiệu xói mòn và dịch chuyển kiến tạo trên hành tinh này.

Xem xét kỹ dữ liệu được gửi về từ Magellan đã tiết lộ Sao Kim phải trải qua một biến động thảm khốc khoảng 750 triệu năm trước, về mặt địa chất. Vào khoảng thời gian đó, bề mặt sao Kim dường như đã bị xóa sạch hoàn toàn, như thể hành tinh đã bị tấn công đột ngột.

Vào năm 1992, Gerald Schaber thuộc Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ đã viết rằng, những gì được quan sát cho thấy, có thể là kết quả của một sự kiện hoặc sự kiện tái tạo trên toàn bộ bề mặt hành tinh này.

leftcenterrightdel

Các nhà khoa học đã tạo ra hình ảnh bán cầu Sao Kim bằng dữ liệu tàu vũ trụ Magellan. Nguồn: NASA/JPL.

Don Turcotte của Đại học Cornell theo dõi một năm sau đó, đề xuất lớp vỏ Venus có thể đã phát triển quá dày theo thời gian đến nỗi nó “ủ” nhiệt bên trong hành tinh, cuối cùng dung nham nóng chảy đã bao phủ bề mặt hành tinh.

Nhiều nhà khoa hoạc khác cho rằng, núi lửa cấp thấp có thể chịu trách nhiệm việc bề mặt hành tinh biến động, theo thời gian mà không cần bất kỳ thảm họa toàn cầu nào.

Tàu vũ trụ Venus Express của châu Âu, quay quanh hành tinh từ năm 2006 đến 2014, đã tìm thấy bằng chứng củng cố, rằng, Sao Kim đã hoạt động núi lửa trong quá khứ địa chất của nó.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cần phải nghiên cứu sâu trước khi có thể xác định chính xác các cơ chế khiến Sao Kim trải qua một cuộc lột xác.

Huy Anh