Các kết quả nghiên cứu ghi nhận, Sao Hỏa từng có nước rải rác trên khắp bề mặt của hành tinh này với vô số hồ và sông.

Nhưng khí hậu trên hành tinh đã thay đổi mạnh mẽ trong vài tỉ năm qua. Ngày nay, các nhà khoa học đã tìm thấy muối, dấu tích của những khối nước trong các sông, hồ còn đọng lại trên hành tinh Đỏ.

Dữ liệu mới từ nhà thám hiểm Curiosity cho thấy, vùng biển hành tinh Đỏ đã bốc hơi khoảng 3,5 tỉ năm trước. Quá trình khám phá đã tìm thấy những túi muối tập trung trong các tảng đá khoảng 3,3 - 3,7 tỉ năm tuổi trong miệng núi lửa Mars.

Đây là bằng chứng cho thấy một hồ nước mặn đã bốc hơi vào khoảng thời gian đó. Thông tin được các nhà khoa học công bố hôm thứ Hai, 23/12 trong một bài báo trên tạp chí Nature Geoscience.

leftcenterrightdel
Miệng núi lửa Mars trên Sao Hỏa từng là một hồ nước trước khi nước bay hơi khoảng 3,5 tỉ năm trước. Ảnh: NASA. 

Miệng núi lửa hình thành khi một thiên thạch rơi xuống Sao Hỏa ít nhất 3,5 tỉ năm trước, để lại một hố rộng 100 dặm trên mặt đất. Miệng núi lửa vẫn lộ ra những lớp đá sâu hàng trăm thước.

Phân tích các thành phần hóa học của đá, Curiosity đã có thể ghi lại lịch sử Sao Hỏa ít nhất 3,5 tỉ năm. Đây là một cơ hội duy nhất để nghiên cứu làm thế nào môi trường của hành tinh Đỏ có thể thay đổi trong hàng tỉ năm.

Công trình mới nhất của Curiosity, cho thấy những tảng đá trong Miệng núi lửa trong khoảng 3,3 đến 3,7 tỷ năm tuổi có những túi muối chứa lưu huỳnh gọi là sunfat. Các loại đá mà Curiosity phân tích trước đó đã không có nồng độ các muối như vậy. Điều đó khiến các nhà khoa học tin rằng đây là bằng chứng cho thấy có một hồ nước tại miệng núi lửa Gale đặc biệt mặn trong khoảng thời gian này.

Hồ có thể đã trở nên mặn hơn sau đó vì nước đã bốc hơi, để lại nồng độ muối cao hơn. Nếu đánh giá đó là đúng, có thể hiểu khí hậu Sao Hỏa đã thay đổi và trở nên khô hơn khoảng 3,5 tỉ năm trước.

PV- Theo Astronomy