Quả cầu lửa được nhìn thấy vào khoảng 22h ngày 14/9, giờ London. Rất nhiều người trên khắp Scotland, Bắc Ireland và các vùng phía bắc của nước Anh đã may mắn chứng kiến và quay được cảnh quay ngoạn mục.

leftcenterrightdel
Quả cầu lửa có thể quan sát ở Scotland, Bắc Ireland và phía bắc Anh. Nguồn: @Charles_Lister.

Bà Aine O'Brien, một nhà nghiên cứu tại Đại học Glasgow, Scotland và là thành viên của liên minh Quả cầu lửa Vương quốc Anh, chuyên theo dõi các vụ rơi thiên thạch, cho biết, không rõ đó là một thiên thạch hay một mảnh vỡ không gian (rác không gian, như mảnh vỡ tên lửa hoặc vệ tinh-PV). 

leftcenterrightdel
 Quả cầu lửa rực rỡ xuất hiện lúc 22h ngày 14/9. Ảnh cắt từ video, nguồn: News.Sky.

Theo bà O'Brien, quả cầu lửa có thể nhìn thấy trên bầu trời trong 10 - 20 giây, một khoảng thời gian dài bất thường đối với một thiên thạch, nhưng cách vật thể phân rã trên bầu trời đêm cho thấy nó là một tảng đá không gian.

leftcenterrightdel
 Cảnh quay ghi lại ở Paisley, Scotland lúc 22h ngày 14/9. Nguồn: @_vangal.

Quỹ đạo sơ bộ đã được tổ chức Khí tượng quốc tế (IMO) tính toán và chỉ ra rằng, vật thể nghi là rác không gian, sẽ rơi xuống Đại Tây Dương, ở phía nam Hebrides. 

leftcenterrightdel
 Vật thể di chuyển chậm hơn nhiều so với thiên thạch. Nguồn: EarthSky.

Richard Kacerek, người sáng lập mạng lưới quan sát sao băng của Vương quốc Anh, cho biết, đánh giá ban đầu của nhóm thì khả năng đó là rác không gian. Theo ông Kacerek, vật thể dường như di chuyển chậm hơn nhiều so với một thiên thạch.

leftcenterrightdel
 Người dân có thể quan sát quả cầu lửa ngay trong đô thị. @james_w_89

Chủ tịch của tổ chức Sao băng Quốc tế, Cis Verbeeck, cho biết, nhóm đã nhận được hơn 800 báo cáo trên trang web của mình và sử dụng thông tin đó để xây dựng quỹ đạo có thể có của quả cầu lửa.

Văn Phong (theo CNN)