Kể từ khi phát hiện ra hành tinh ngoài hành tinh đầu tiên vào năm 1992, các nhà thiên văn đã dần khám phá ra hàng nghìn thế giới mới. Chỉ riêng kính viễn vọng không gian Kepler của NASA đã xác nhận sự tồn tại của hơn 2.300 hành tinh ngoài hệ mặt trời của chúng ta. Sau 9 năm quan sát, các nhà thiên văn học đã xác định có nhiều hành tinh trong thiên hà hơn là các ngôi sao.

Nghiên cứu mới do các nhà khoa học của tàu vũ trụ Kepler đứng đầu hiện đã tìm thấy gần một nửa số ngôi sao tương tự như Mặt trời của chúng ta có thể là hành tinh đá, có khả năng sinh sống được. Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Thiên văn học cho thấy có tới 300 triệu hành tinh đá như vậy có thể ẩn náu trong Dải Ngân hà, một số thế giới có thể nằm trong khu vực vũ trụ của chúng ta, chỉ cách Trái đất khoảng 20 đến 30 năm ánh sáng.

leftcenterrightdel
Các nhà khoa học tin rằng hàng triệu hành tinh trong Dải ngân hà có thể là vùng đất di dân lý tưởng thay cho Trái đất. Ảnh: NASA. 

Tác giả chính Steve Bryson, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Ames của NASA, cho biết: "Kepler đã nói với chúng tôi rằng có hàng tỷ hành tinh, nhưng bây giờ chúng tôi biết một phần trong số những hành tinh đó có thể là đá và có thể sinh sống được. Mặc dù kết quả này còn khá lâu mới là sự thật và nước trên bề mặt hành tinh chỉ là một trong nhiều yếu tố để hỗ trợ sự sống, nhưng thật thú vị khi chúng tôi tính toán được những thế giới này có khả năng thay thế Trái đất với độ tin cậy và độ chính xác cao như vậy."

Nghiên cứu trên được thực hiện bằng cách sử dụng dữ liệu thu được từ kính viễn vọng Kepler. Tàu vũ trụ Kepler, được phóng vào vũ trụ từ tháng 3 năm 2009, đã có hơn 9 năm để quan sát Dải Ngân hà cho các hành tinh ngoại cỡ Trái đất trong hoặc gần các khu vực có thể sinh sống được. Tàu vũ trụ này được đặt theo tên của nhà thiên văn học người Đức Johannes Kepler, người được biết đến nhiều nhất với việc khám phá ra ba quy luật chuyển động của hành tinh.

Đến năm 2018, NASA đã ngừng hoạt động kính viễn vọng không gian sau khi Kepler hết nhiên liệu. Tuy nhiên, đến thời điểm đó, kính thiên văn đã quan sát được hơn nửa triệu ngôi sao và phát hiện hơn 2.600 hành tinh. Kepler đã hoàn thành sứ mệnh của mình khi giúp NASA nghiên cứu các hành tinh có kích thước từ 0,5 đến 1,5 lần bán kính Trái đất.

leftcenterrightdel
Những ngoại hành tinh này có nước lỏng trên bề mặt. Ảnh: Pixabay Composite. 

Nghiên cứu cũng liên quan đến dữ liệu được thu thập bởi sứ mệnh Gaia của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) - một cuộc khảo sát tàu vũ trụ về vị trí và chuyển động của các ngôi sao trong Dải ngân hà. Ông Ravi Kopparapu, đồng tác giả nghiên cứu tại Trung tâm Chuyến bay Vũ trụ Goddard của NASA, cho biết: "Chúng tôi luôn biết xác định khả năng sinh sống của một hành tinh so với một ngôi sao, trong đó cần xác phải xác định về nhiệt độ để nó không quá nóng hoặc quá lạnh. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tạo ra rất nhiều các giả định. Dữ liệu của Gaia về các ngôi sao cho phép chúng tôi nhìn các hành tinh này và các ngôi sao của chúng theo một cách hoàn toàn mới."

Tàu thăm dò Gaia đã cung cấp cho các nhà khoa học dữ liệu về năng lượng rơi xuống một hành tinh từ ngôi sao chủ của nó. Ông Bryson nói thêm: "Đối với tôi, kết quả này là một ví dụ cho thấy chúng ta có thể khám phá rá nhiều điều bí ẩn bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta. Những gì chúng ta thấy là Dải thiên hà của chúng ta  quả thực rất hấp dẫn".

Phát hiện mới của các nhà khoa học giúp tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất, khi "ngôi nhà" hiện tại của con người đang ngày càng có những biến đổi đáng báo động.

Vũ Thủy