leftcenterrightdel
Hình ảnh con hổ  Tasmania cuối cùng trước khi chết năm 1936. Clip: Brut Nature

Được biết đến với cái tên Thylacine, loài thú có túi ăn thịt này từng lang thang ở các vùng hẻo lánh của Australia trước khi cá thể sống sót cuối cùng của chúng chết vào năm 1936. Các nhà khoa học hiện có kế hoạch sử dụng công nghệ di truyền, thu thập DNA cổ đại và sinh sản nhân tạo để đưa giống loài này quay trở lại.

Ông Andrew Pask, giáo sư tại Đại học Melbourne, đứng đầu dự án hồi sinh loài Thylacine, cho biết: “Hiện chúng tôi vẫn đang cố gắng ngăn chặn các loài động vật trong sách đỏ đi đến số phận tuyệt chủng, nhưng đáng tiếc thay, vẫn chưa có tiến triển gì”.

leftcenterrightdel
  Tiêu bản hổ Tasmania được các nhà khoa học phục dựng.

Dự án hồi sinh loài thylacine đang được tài trợ bởi nhà đầu tư công nghệ Ben Lamm's Colossal Biosciences và nhà di truyền học George Church của Trường Y Harvard. Tổ chức của Lamm cũng đã khởi động một dự án trị giá 15 triệu USD để đưa loài voi ma mút lông cừu trở lại sau nguy cơ tuyệt chủng.

Con thylacine cuối cùng còn sống được đặt tên là Benjamin và chết vào năm 1936 tại vườn thú Beaumaris ở Tasmania, ngay sau khi loài động vật này được đưa vào danh sách cần được bảo vệ.

leftcenterrightdel
  Con hổ Tasmania cuối cùng chết năm 1936 tại vườn thú Beaumaris ở Tasmania

Nhóm nghiên cứu dự định đầu tiên thiết kế một bộ gen cho loài thylacine dựa trên bộ gen gốc là của loài dunnart, họ hàng gần nhất còn tồn tại của chúng ngày nay. Sau đó, các nhà khoa học sẽ sử dụng công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR để tạo ra một phôi thai.

Pask tuyên bố: "Sau đó, chúng tôi sẽ lấy các tế bào sống từ quần áo và chỉnh sửa DNA của chúng sao cho giống với loài thylacine.’’

Nhà nghiên cứu kết luận, "Với sự hợp tác này, tôi tin rằng trong 10 năm nữa, chúng ta có thể có thylacine con đầu tiên còn sống kể từ khi chúng bị săn đuổi đến mức tuyệt chủng gần một thế kỷ trước."

Hùng Nam/foxnews