Các hình ảnh được chụp bởi camera hồng ngoại gần của kính viễn vọng, sử dụng bức xạ hồng ngoại để phát hiện các vật thể trong không gian. Do đó, nó có thể quan sát những thiên thể như các ngôi sao, tinh vân và hành tinh - quá lạnh hoặc quá mờ để có thể quan sát được, theo ABC News.

Trong hình ảnh đầu tiên về Sao Mộc mà NASA công bố lần này, hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời nổi bật trên nền đen của vũ trụ với những vòng xoáy nhiều màu sắc khác nhau. Điều này cho thấy bầu khí quyển hỗn loạn của Sao Mộc.

leftcenterrightdel
 Hình ảnh thứ nhất về sao Mộc mà NASA công bố. Ảnh: NASA

Màu cam rực rỡ phát sáng ở đỉnh và đáy hành tinh chính là Cực quang phương Bắc và Cực quang phương Nam của Sao Mộc, chúng nằm ở cả hai cực.

Vết Đỏ Lớn nổi tiếng mang thương hiệu Sao Mộc cũng được hiển thị trong bức hình. Đây là cơn bão rực lửa có thể tạo ra sức gió hơn 400 km/h, có đường kính gấp 1,3 lần đường kính Trái đất, được cho là đã tồn tại hàng trăm năm và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Hình ảnh thứ hai cho thấy một góc nhìn rộng hơn về Sao Mộc, bao gồm cả các vành đai - mờ hơn một triệu lần so với hành tinh này. Mặc dù phần còn lại của hình ảnh hiển thị màu đen của không gian, nhưng vẫn có thể quan sát được những điểm mờ ở phía dưới, chính là những thiên hà phát sáng ở phía xa.

leftcenterrightdel
 Ở hình ảnh thứ hai, có thể thấy được vành đai mờ của sao Mộc và các thiên hà phát sáng phía xa. Ảnh: NASA

Imke de Pater, giáo sư danh dự về khoa học thiên văn, Trái đất và hành tinh tại Đại học California, Berkeley, cho biết: “Điều thực sự đáng chú ý là đó là việc chúng ta có thể nhìn thấy chi tiết trên Sao Mộc cùng với các vành đai, các vệ tinh nhỏ và thậm chí là cả các thiên hà trong một hình ảnh."

Hà Huyền