Hành tinh địa ngục
Các nhà khoa học Canada và Ấn Độ vừa công bố nghiên cứu về một ngoại hành tinh với phần lớn bề mặt được chiếu sáng nóng bỏng như địa ngục, bao phủ bởi một đại dương đá nóng chảy (magma) dày hàng chục km.
Hành tinh K2-141b quay quanh ngôi sao của nó ở khoảng cách chỉ 0,00716 AU (hơn 1 triệu km), gần đến mức khiến đá trên bề mặt thiên thể nóng chảy khiến nó trở thành một "hành tinh dung nham".
K2-141b bị khóa chặt một mặt vào ngôi sao của nó, trong đó 2/3 bề mặt hành tinh đối diện với ánh sáng mặt trời vĩnh viễn với nhiệt độ lên đến 3.000 độ C, đủ nóng để làm tan chảy đá và tạo ra “bầu khí quyển” khoáng, 1/3 bề mặt còn lại vĩnh viễn chìm trong bóng tối ở nhiệt độ dưới -200 độ C.
|
|
Mô phỏng hành tinh K2-141b của Julie Roussy. |
Gió trên K2-141b có tốc độ khủng khiếp lên đến 3.100 dặm (5.000 km/h).
Hé lộ lịch sử Trái đất
Giống như Trái đất, hành tinh K2-141b cũng có hiện tượng bốc hơi, mưa và đó là một quá trình tuần hoàn. Tuy nhiên khác ở chỗ, hơi khoáng với thành phần gồm natri, silicon monoxide và silicon dioxide từ đá nóng chảy bốc hơi lên bầu khí quyền, gặp lạnh hóa lỏng rơi xuống dưới dạng mưa đá.
NASA: K2-141 b là một siêu hành tinh quay quanh một ngôi sao loại K ở khoảng cách 0,00716 AU (hơn 1 triệu km). Khối lượng của nó bằng 5,08 Trái đất. K2-141 b mất chưa đầy 0,3 ngày (6,7 giờ) để hoàn thành một quỹ đạo quanh ngôi sao. Phát hiện về hành tinh K2-141 b đã được công bố vào năm 2018.
|
Các nhà nghiên cứu nói rằng, điều có thể xảy ra cuối cùng là bề mặt và bầu khí quyển sẽ tiến hóa đến mức có thể sinh sống được.
“Tất cả các hành tinh đá, bao gồm cả Trái đất, khởi đầu là thế giới nóng chảy nhưng sau đó nguội đi và đông đặc lại. Các hành tinh dung nham cho chúng ta một cái nhìn hiếm hoi về giai đoạn tiến hóa hành tinh này.", Nicolas Cowan, giáo sư về Trái đất và khoa học hành tinh của Đại học McGill, Canada cho biết.
Các phát hiện đã được vừa công bố trong Thông báo hàng tháng của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia Canada.