Một nhóm các nhà khoa học sử dụng dữ liệu được phân tích lại từ kính viễn vọng không gian Kepler của NASA, đã phát hiện ra một ngoại hành tinh (hành tinh ngoài Hệ Mặt trời- PV) cỡ Trái đất quay quanh khu vực có thể có sự sống của ngôi sao của nó, nơi một hành tinh đá có thể hỗ trợ nước lỏng.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra hành tinh này, được gọi là Kepler-1649c, khi nghiên cứu các quan sát cũ từ Kepler, đã "nghỉ hưu" vào năm 2018.

Trong khi các tìm kiếm trước đó với thuật toán máy tính đã xác định nhầm, các nhà nghiên cứu xem xét dữ liệu của Kepler và nhận ra nó là một hành tinh.

leftcenterrightdel

Hình ảnh so sánh về kích thước giữa Trái đất và Kepler-1649c. Nguồn: NASA.

Trong số tất cả các ngoại hành tinh được tìm thấy bởi Kepler, thế giới xa xôi này nằm cách Trái đất 300 năm ánh sáng, ước tính tương tự như Trái đất về kích thước và nhiệt độ.

Hành tinh này lớn hơn Trái đất 1,06 lần. Ngoài ra, lượng ánh sáng mà nó nhận được từ ngôi sao chủ của nó bằng khoảng 75% lượng ánh sáng Trái đất nhận được từ Mặt trời, có nghĩa là nhiệt độ của ngoại hành tinh cũng có thể tương tự như Trái đất.

"Thế giới xa xôi, hấp dẫn này mang đến cho chúng ta hy vọng lớn hơn nữa, rằng Trái đất thứ hai nằm giữa các ngôi sao, đang chờ được tìm thấy. Vệ tinh Khảo sát Exoplanet (TESS) sẽ tiếp tục mang lại những khám phá đáng kinh ngạc khi cộng đồng khoa học tinh chỉnh khả năng tìm kiếm các hành tinh đầy hứa hẹn hàng năm.”, Thomas Zurbuchen, quản trị viên của Ban Giám đốc Sứ mệnh Khoa học của NASA tại Washington nói.

leftcenterrightdel

Một minh họa về Kepler-1649c quay quanh ngôi sao lùn đỏ chủ của nó. Ngoại hành tinh mới được phát hiện này nằm trong vùng có thể ở được của ngôi sao và là hành tinh tương đồng nhất với Trái đất về kích thước và nhiệt độ được tìm thấy trong dữ liệu của Kepler.

Kepler-1649c quay quanh ngôi sao lùn nhỏ màu đỏ của nó ở khoảng cách rất gần, đến nỗi một năm trên Kepler-1649c chỉ tương đương với 19,5 ngày trên Trái đất. Nguồn: NASA. 

Vẫn còn nhiều điều chưa biết về Kepler-1649c, bao gồm cả bầu khí quyển của nó, có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ của hành tinh này.

Các hành tinh đá quay quanh các sao lùn đỏ được đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực sinh vật học. Tuy nhiên, các nhà sinh vật học sẽ cần nhiều thông tin hơn về Kepler-1649c để biết liệu hành tinh này có hứa hẹn sự sống hay không.

Nhưng dựa trên những gì đã biết, Kepler-1649c đặc biệt hấp dẫn đối với các nhà khoa học đang tìm kiếm thế giới có sự sống ngoài Trái đất.

leftcenterrightdel

Minh họa bề mặt của Kepler-1649c. Nguồn: NASA.

Có những ngoại hành tinh khác được ước tính có kích thước gần Trái đất hơn, chẳng hạn như TRAPPIST-1f và Teegarden c. Hay những hành tinh khác tương đồng hơn về nhiệt độ với Trái đất, như TRAPPIST-1d và TOI 700d. Nhưng không có ngoại hành tinh nào khác được coi là gần Trái đất hơn trong cả hai giá trị này cũng nằm trong vùng có thể co sự sống trong hệ thống của nó.

Andrew Vanderburg, nhà thiên văn học thuộc Đại học Texas tại Austin, Mỹ và là tác giả bài báo vừa phát hành trên Tạp chí Vật lý thiên văn, cho biết: "Trong số tất cả các hành tinh bị xác định sai mà chúng tôi đã phục hồi, điều này đặc biệt thú vị - không chỉ vì nó ở khu vực có thể ở được và kích cỡ Trái đất, mà còn vì cách nó có thể tương tác với hành tinh láng giềng của nó."

Huy Anh