Một khối hóa thạch nhuyễn thể bị chôn vùi trong lòng đất hàng chục triệu năm đã trở thành chiếc đồng hồ tiền sử ẩn chứa thông tin về biến động quay của Trái đất.

Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Vrije, Bỉ đã thu được một hóa thạch nhuyễn thể hai mảnh thời kỳ kỷ Phấn trắng có tên Torreites sanchezi và sử dụng nhiều kỹ thuật phân tích, bao gồm quang phổ khối, kính hiển vi, phân tích đồng vị ổn định và huỳnh quang tia X.

Phân tích lớp vỏ hóa thạch đã tiết lộ, 70 triệu năm trước, một ngày trên trái đất ngắn hơn nửa giờ so với hiện nay.

Bằng cách nghiên cứu những thay đổi trong bức xạ mặt trời được ghi lại trong đá cổ khớp với chu kỳ của Mặt trời trong hàng chục nghìn năm, các nhà khoa học gần đây đã có thể xác định, 1,4 tỷ năm trước, ngày của Trái đất chỉ dài 18 giờ.

Torreites sanchezi là nhuyển thể hai mảnh vỏ đã bị xóa sổ trong sự kiện tuyệt chủng Cretaceous-Palaeogene 66 triệu năm trước. Chúng từng thống trị các hệ sinh thái rạn san hô.

leftcenterrightdel
Môi ngày trôi qua, trên vỏ nhuyễn thể sẽ hiển thị một vòng. Nguồn: A.Duro/ESO.

Chúng có hình dạng giống như một chiếc bình, có nắp ở đầu rộng hơn. Chúng có một vài điểm chung với nghêu hiện đại mà một trong số đó là vỏ của chúng phát triển với tốc độ một lớp mỗi ngày.

Giống như vòng cây chứa thông tin về năm mà chúng lớn lên, mỗi ngày trôi qua, trên vỏ trên nhuyễn thể sẽ hiển thị một vạch; trong khi cũng hiển thị thông tin theo mùa trong một năm.

Nhóm nghiên cứu đã đếm được trong một năm có 372 vòng trên vỏ nhuyễn thể hóa thạch 70 triệu năm tuổi (tương đương 23,5 giờ mỗi ngày), thay vì sẽ là 365 vòng ở thời điểm hiện naty. Vì quỹ đạo của Trái đất không thay đổi, độ dài của một ngày phụ thuộc vào tốc độ quay của Trái đất. Điều đó chứng tỏ vòng quay của Trái đất đang chậm lại.

"Trên mảnh vỏ nhuyễn thể thể hiện thông tin mỗi ngày với bốn đến năm điểm dữ liệu và đây là điều không bao giờ có được trong lịch sử địa chất. Về cơ bản chúng ta có thể biết được nhiều thông tin diễn ra hàng ngày của 70 triệu năm trước. Thật tuyệt vời.", nhà địa lý học Niels de Winter của Vrije Universiteit Brussel ở Bỉ giải thích.

PV- Theo sciencealert.