Trước HĐXX, Phạm Công Danh và các luật sư bào chữa cho bị cáo Danh kiến nghị được “đặc cách”, cho một cơ chế để Danh được bán tài sản là các tại sân vận động Chi Lăng của tập đoàn Thiên Thanh để khắc phục hậu quả trong việc làm thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng tại VNCB.
 


Trong buổi làm việc này, bị cáo Danh còn khai quen biết với bà Trần Ngọc Bích qua sự giới thiệu của Trang “phố núi”. Theo ông Danh, ông và bà Bích có thỏa thuận cho bà Bích vay tiền tại ngân hàng thông qua việc cho bà Bích cầm cố những sổ tiết kiệm tại ngân hàng.

“Khoản vay 3.100 tỷ vào ngày 21/6/2013 thì bị cáo cho rằng mình không nhớ rõ ai là người trực tiếp đóng nhưng bị cáo chắc chắn tiền này là của bị cáo. Theo bị cáo, bà Bích vay cho bị cáo vay lại nên bị cáo là người trực tiếp trả lãi cho ngân hàng. Còn việc thỏa thuận giữa cô Trang với ai đó cũng như nhóm bà Bích cũng phải có sự đồng ý của bị cáo. Khoản tiền vay ngày 21/8/2013 thì bị cáo nhớ không rõ bởi cô Trang là người trực tiếp làm, nhưng bị cáo khẳng định nếu có ai đó chuyển tiền đi thì phải thông qua bị cáo. Còn việc bà Bích vay tiền thiếu chứng từ thì tôi không biết rõ, cho tới thời điểm bị cáo bị bắt thì mới biết”, bị cáo Danh khai tại tòa.

Trong rất nhiều câu hỏi của đại diện VKS, bị cáo Phạm Công Danh đều nói không nhớ, chỉ biết rằng việc vay tiền là đúng, nhưng bị cáo hoàn toàn không biết chuyện các cán bộ ngân hàng (cụ thể là bị cáo Hoàng Đình Quyết, phó giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) cho nhóm bà Bích nợ chứng từ.

“Bị cáo rất bàng hoàng khi biết việc này, bị cáo không thể tin được rằng Quyết lại cho bà Bích nợ lại chứng từ. Bị cáo cũng đề nghị HĐXX xem xét việc nợ chứng từ như thế này diễn ra từ khi nào” - bị cáo Danh nói.

Về việc số tiền 5.190 tỉ do nhóm bà Trần Ngọc Bích gửi vào VNCB rồi lại thế chấp sổ tiết kiệm vay ra, VKS hỏi bị cáo Danh là thực tế số tiền này có được rút ra khỏi VNCB hay không. Danh trả lời, Danh vay món sau để trả món nợ trước, do đó tiền này không được rút ra khỏi VNCB mà chỉ chuyển từ tài khoản này sang tài khoản khác.
 

Theo Dân trí

.