Ngày 21/1, UBND tỉnh Phú Yên có văn bản về tăng cường quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Đông Hòa.

UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu UBND huyện Đông Hòa thực hiện nghiêm quy chế quản lý, bảo vệ khoáng sản, phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; đồng thời chỉ đạo Phòng Tài nguyên& môi trường (TN&MT), Công an huyện, các xã và đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực khoáng sản; tập trung tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các quy định của pháp luật về khoáng sản trên các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả trực tiếp đến các điểm khai thác đá trái phép, để tuyên truyền, hướng dẫn, vận động người dân ký cam kết dừng ngay việc khai thác, sản xuất đá chẻ viên trái phép; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép, trái pháp luật trên địa bàn.

leftcenterrightdel
Văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Phú Yên. 

UBND tỉnh Phú Yên cũng giao Sở TN&MT, Công an tỉnh, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra và hướng dẫn thực hiện.

UBND tỉnh Phú Yên đề nghị Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tăng cường công tác quản lý, sử dụng diện tích đất đã giao tại thôn Phú Khê 1, xã Hòa Xuân Đông, huyện Đông Hòa đúng mục đích và phối hợp các lực lượng chức năng  xử lý nghiêm các hành vi khai thác, vận chuyển khoáng sản khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép. 

leftcenterrightdel
 

Như Báo Bảo vệ pháp luật đã phản ánh, núi Đá Bia (còn gọi là Thạch Bi Sơn) được Bộ Văn hóa, thể thao & Du lịch công nhận là di tích danh thắng cấp quốc gia năm 2008. Gắn với núi Đá Bia không chỉ là cảnh quan núi non của một danh thắng, tai đây còn có khu rừng Văn hóa - Lịch sử - Môi trường rộng gần 5.700 ha với kiểu rừng đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới đồi núi ven biển.

Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Đèo Cả, tỉnh Phú Yên đến năm 2020, diện tích bảo tồn của khu rừng Văn hóa - Lịch sử - Môi trường là 5.689,4 ha.

Trong định hướng lâu dài, tỉnh Phú Yên đặt mục tiêu bảo vệ bền vững toàn bộ diện tích rừng và đất rừng; khoanh nuôi phục hồi rừng trên những diện tích đất trống còn lại trên khu vực núi Đá Bia- Núi Đại Lãnh; khai thác dịch vụ du lịch sinh thái gắn kết với các điểm di tích lịch sử, cảnh quan; tiến đến hình thành các khu du lịch sinh thái gắn với việc bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ nguồn gen quý hiếm, bảo tồn đa dạng sinh học; triển khai thực hiện chương trình bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu,..

leftcenterrightdel
Khai thác đá chẻ trái phép tại núi Đá Bia khiến danh thắng quốc gia này đa bị "nuốt" dần. 

Quan trọng cả về giá trị cảnh quan, phòng hộ, lịch sử và đa dạng sinh học là vậy, nhưng núi Đá Bia từ hàng chục năm qua đã là mục tiêu của nạn khai thác đá trái phép để sản xuất vật liệu xây dựng. Từ lâu, đây đã trở thành một trong những “trung tâm” sản xuất đá chẻ, “vựa” đá chẻ lớn của Phú Yên.

Hàng chục công trường khai thác đá lớn nhỏ hoạt động miệt mài bao năm qua dưới chân núi Đá Bia khiến cho danh thắng này đang bị “nuốt” dần. 

Văn Nguyễn
Nguồn UBND tỉnh Phú Yên.