Ngày 28-2, phiên xét xử sơ thẩm Hà Văn Thắm cùng cùng đồng phạm tiếp diễn với phần công bố cáo trạng truy tố các bị cáo của đại diện VKSND TP Hà Nội.
Đề cập tới hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng đối với Hà Văn Thắm, cáo trạng xác định đầu năm 2012, Ngân hàng Nhà nước có chủ trương cơ cấu và sáp nhập một số ngân hàng TMCP yếu kém. Nắm được chủ trương này và muốn thâu tóm Ngân hàng TMCP Đại Tín (Ngân hàng Đại Tín) nên Thắm nhanh chóng tìm gặp nhóm và bà Hứa Thị Phấn (đại diện cho nhóm cổ đông chiến lược) đặt vấn đề mua lại ngân hàng này.
Trên cơ sở ấy, ngày
23-2-2012, bà Phấn buộc phải chỉ đạo cháu họ (khi đó giữ chức Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Đại Tín) bán cho Thắm tổng cộng 254.751.970 cổ phần (tương đương 84,92% vốn điều lệ) tại Ngân hàng Đại Tín. Kèm theo đó, thỏa thuận mua bán Ngân hàng Đại Tín cũng xác định Thắm phải có nghĩa vụ kế thừa toàn bộ các khoản nợ cũng như quyền được sở hữu tài sản bảo đảm từ khoản vay khoảng 3.553 tỷ đồng, khoản đầu tư 920 tỷ đồng của Ngân hàng Đại Tín.
|
Mưu đồ đồ trục lợi cá nhân, Hà Văn Thắm đã "dắt mũi" các đối tác |
Có được hợp đồng nêu trên, Thắm lập tức cho người vào điều hành, quản lý Ngân hàng Đại Tín. Tuy nhiên, cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank nhanh chóng phát hiện ra việc mua lại ngân hàng từ nhóm bà Phấn không mấy lợi lộc nên tìm cách “chạy làng”. Cùng thời điểm, cuối năm 2012, thông qua Nguyễn Xuân Sơn – nguyên Tổng giám đốc Oceanbank, Thắm quen biết Phạm Công Danh – Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH một thành viên Tập đoàn Thiên Thanh.
Đàm phán với Danh, Thắm dễ dàng thổi được “bong bóng” cho người khác. Theo đó, cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank đã gạ gẫm và được Phạm Công Danh đồng ý mua lại Ngân hàng Đại Tín. Tiếp đến, theo sắp xếp của Thắm, ngày 9-10-2012, nhóm bà Phấn đã ký lại hợp đồng chuyển nhượng 252.110.151 cổ phần (tương ứng hơn 4.600 tỷ đồng) ở Ngân hàng Đại Tín cho Danh. Và Ngân hàng Đại Tín sau đó được đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng.
Để việc mua bán ngân hàng với nhóm bà Phấn thành công, quá trình đàm phán ba bên, Thắm đã bất chấp các quy định của tổ chức tín dụng khi “bơm” tiền cho Danh. Cụ thể, Oceanbank sẽ cho Danh vay 500 tỷ đồng, đồng thời Thắm cũng yêu cầu nhóm bà Phấn dùng tài sản của mình để bảo đảm cho khoản vay này. Về phần mình, Thắm đề nghị Danh phải trả cho người đứng đầu Oceanbank 800 tỷ đồng về việc môi giới chuyển nhượng ngân hàng.
Thực hiện việc mua bán Ngân hàng Đại Tín, Danh tức tốc thành lập ra Công ty TNHH một thành viên Thương mại và dịch vụ Trung Dung (Công ty Trung Dung) với mục đích duy nhất chỉ là để đứng ra hợp thức hóa khoản vay 500 tỷ đồng từ Oceanbank.
Kế đến, Công ty Trung Dung đã dùng 250 tỷ đồng vốn điều lệ (không có thật) và nhóm bà Phấn cũng buộc phải dùng các tài sản là các quyền phát sinh từ các hợp đồng góp vốn đầu tư, xây dựng nhà ở tại TP HCM và hàng triệu cổ phần ở Công ty CP Tập đoàn SSG làm tài sản bảo đảm cho khoản vay 500 tỷ đồng tại Oceanbank.
Dù vậy, quá trình điều tra, khám phá vụ án, cơ quan chức năng xác định tất cả các tài sản bảo đảm nêu trên chỉ tương ứng với hơn 156 tỷ đồng. Do đó, sau khi đối trừ khoản vay mà Phạm Công Danh đã mất hết khả năng thanh toán thì Oceanbank vẫn còn bị thiệt hại 343,5 tỷ đồng và chưa kể gần 202 tỷ đồng lãi phát sinh.
Với diễn biến vụ mua bán ngân hàng nêu trên và căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án có thể thấy, Hà Văn Thắm đã “ngư ông đắc lợi” ở hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Liên quan đến hành vi thứ nhất này còn có Nguyễn Văn Hoàn – cựu Phó Tổng giám đốc Oceanbank. Bởi bị cáo này đã nghe theo chỉ đạo của Thắm để giải ngân cho Danh vay 500 tỷ đồng.
Cũng theo tài liệu truy tố, sở dĩ cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank “dắt mũi” được Danh và nhóm cổ đông chiến lược tại Ngân hàng Đại Tín là do “bắt thóp” được một số sai phạm của nhóm bà Phấn trong quá trình hoạt động kinh doanh tiền tệ.
Theo Trịnh Tuyến/công an thủ đô