(BVPL) - Không chỉ đơn giản là việc ăn ngủ cùng xác chết, những người làm nghề trang điểm tử thi thậm chí còn phải "khâu vá" các mảng thịt của tử thi vào nhau.
|
Hầu ma - Nghề mà không phải ai cũng dám làm. Hình minh họa. Nguồn: Internet. |
Trang điểm cho xác chết không phải là nghề xa lạ trên thế giới. Ở Việt Nam, nghề này được gọi đơn giản là nghề khâm niệm, nghề “hầu ma”. Họ luôn phải sờ, nắn từng xác chết vì đã chót chọn nghề “làm đẹp cho tử thi”.
Trong quan niệm của một người làm nghề trang khâm liệm người chết, cái nghề này cũng giống như những chuyên gia trang điểm bình thường khác, nhưng có điểm khác biệt là các chuyên gia trang điểm kia làm đẹp cho người sống, còn mình thì làm đẹp cho...ma.
|
Để làm nghề này, người khâm liệm phải giữ một tinh thần và sức khỏe thật vững, nếu không có thể sẽ ốm liệt giường, hoặc có thể hễ nhìn thấy miếng thịt lại lợm giọng. Hình minh hoạ. Nguồn: Internet |
Công việc của một người khâm liệm đã được lập trình sẵn theo một quy trình nhất định. Sau khi đi nhận xác về, tử thi sẽ được tắm rửa sạch sẽ, đưa thi hài khâm liệm vào phòng lạnh, rải chè, giấy bản, tổ tôm, gối đầu…đưa vào áo quan. Sau đó chỉnh lại trang phục, trang điểm cho trắng trẻo, hồng hào, trải vải liệm xuống sàn, đặt người mất xuống đất, bó lại, đưa vào áo quan.
Thường xuyên tiếp xúc với xác chết là điều bình thường, những có lẽ điều khó quên nhất của nghề này là những lần đi lấy tử thi để 1 tuần đã bốc mùi. Thứ mùi đặc trưng ấy chắc chắn sẽ khiến người gặp phải khó lòng mà quên được.
Đôi khi nghề khâm liệm cũng đối diện với đầy rẫy nguy hiểm, nhất là việc phải phục vụ cho người chết do các loại bệnh truyền nhiễm. Hoặc nhiều lúc còn gặp những trường hợp tai nạn giao thông, không còn nguyên vẹn hình hài. Lúc này, nhiệm vụ của người thợ phải sắp xếp, lắp ghép cho lành lặn, hạn chế tối đa biến dạng thân thể. Hay cũng có trường hợp người chết bị khòng, khoèo bẩm sinh, những người thợ ấy phải xử lý rất khó khăn, mất nhiều thời gian nắn, bóp.
|
Những người trang điểm cho tử thi thường quan niệm rằng: Đây là một nghề rất thanh thản. Hình minh họa. Nguồn: Internet. |
Bên cạnh đó, các cụ thường có câu “nhất đồ, nhì nghề”, những dụng cụ được sử dụng trong nghề này như chiếc kim dùng trong thủ thuật là kim chuyên dụng có độ hất móc vào da thịt dễ dàng như người ta vá quần áo. Khâu vá như thế cũng chỉ phục hồi được ở một mức độ nào đấy cho người nhà trông đỡ tang thương chứ hoàn thiện như bộ mặt bình thường thì chịu. Phải có đồ nghề công nghệ cao, có tay nghề cứng của bác sĩ pháp y mới làm được.
Để làm nghề này, người khâm liệm phải giữ một tinh thần và sức khỏe thật vững, nếu không có thể sẽ ốm liệt giường, hoặc có thể hễ nhìn thấy miếng thịt lại lợm giọng.
Một người khâm liệm tử thi chia sẻ rằng những người làm nghề này phải có tâm thực sự. Trước tiên, họ làm cho người mất và gia đình được thanh thản, an lòng. Kế đến là khi người mất nằm xuống, nhìn họ như đi ngủ thì chúng tôi không còn ân hận bất cứ điều gì nữa. Nếu ai đó làm việc này mà còn lăn tăn, ái ngại gì đó tức là chưa làm hết sức. Nếu làm công việc này mà không có tâm và không có tinh thần thép thì chỉ vài bữa vài bữa là lại xin nghỉ, luôn nghĩ đến cảnh thê lương, rùng rợn.
Thùy Hương (t/h)