*"Mục sở thị" công tác phòng, chống dịch ở phường Thành Công

Phường Thành Công là một trong những “khu thương mại” sầm uất của Thủ đô, dân cư các nơi đổ về mua bán rất đông. Không chỉ trong chợ mà còn tại các cửa hàng, các sân trong khuôn viên các dãy nhà tập thể… Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện nay, nếu không kiểm soát tốt sẽ dễ trở thành ổ dịch bệnh.

Chính vì vậy, hôm nay chúng tôi chọn ngày Mùng 1 âm lịch (8/8/2021) để “kì mục sở thị” Chợ Thành Công (quận Ba Đình, TP Hà Nội). Bởi ngày Mùng 1 âm lịch đầu tháng, thường là ngày bà con nhân dân đi chợ mua sắm rất đông, lượng hàng hóa chuẩn bị cho những ngày này cũng được tập kết với số lượng lớn hơn so với những ngày bình thường. Chợ Thành Công từ lâu đã trở thành một trong những khu trung tâm thương mại, giao lưu hàng hóa và giao thoa văn hóa lớn nhất trên địa bàn Hà Nội… 

leftcenterrightdel
 Quầy thịt được che chắn bằng tấm nylon, người bán, người đi chợ chấp hành nghiêm 5K.

Ban quản lý chợ Thành Công đã làm tốt công tác quản lý cũng như công tác phòng chống dịch. Chỉ duy trì một cổng đi vào chợ và một cổng đi ra cho khách, nhưng chợ hoạt động ổn định và nề nếp. Tại cổng đi vào, với ba nhân viên kiểm soát, nhưng các anh chị đã làm tốt trách nhiệm của mình, nhắc nhở bà con tận tình, hướng dẫn cho khách nhiệt tình, nhanh nhạy trong phân loại khách và điều tiết việc ra vào chợ rất chu đáo. 

Bên trong chợ, cả bà con bán hàng và khách mua hàng đều tuân thủ tốt việc giãn cách phòng dịch. Những quầy hàng thường ngày đông nghịt người mua thì hôm nay chỉ còn lác đác khách hàng với số lượng rất ít. Nếu duy trì tốt biện pháp quản lý và điều hành chợ như hiện nay thì chợ Thành Công sẽ cùng với nhân dân phường Thành Công thực sự hoàn thành tốt công tác phòng chống dịch, góp phần mang lại sự yên bình cho khu phố nói riêng và thành phố nói chung.

Từ chợ Thành Công, chúng tôi đi một vòng khảo sát qua 4 điểm chốt chặn trọng yếu của phường. Các chốt chặn đều làm tốt nhiệm vụ của mình, quản lý hiệu quả lượng người ra vào khu phố. Trong số 4 điểm chốt thì điểm chốt phố Nguyên Hồng – hồ Thành Công là điểm chốt “nóng và nhạy cảm” nhất, tại đây có số lượng người tham gia lưu thông lớn, rất nhiều người từ các địa bàn khác tìm cách đi vào khu Thành Công để mua sắm hàng hóa đều đi qua chốt chặn này. Cũng có một số lượng lớn người lưu thông đi qua địa bàn Thành Công để đến địa bàn khác cũng đi qua đây.

leftcenterrightdel
 Bên trong các quầy hàng bán đồ thắp hương.

Trong khi chốt chặn này được đặt nơi không có bóng cây và không có nhà dân bên cạnh nên anh em phải dầm mình trong khí hậu nóng rát trong những ngày chống dịch. Đây cũng là điểm chốt rất xứng đáng được biểu dương và hoan nghênh tinh thần làm việc trong những ngày vừa qua. Với điểm chốt Láng Hạ - Thành Công, thường ngày đây là tuyến lưu thông đông đúc, phức tạp, nhưng trong những ngày chống dịch thì an toàn hơn, lượng người hạn chế qua lại, anh em ở đây làm việc nhiệt tình và trách nhiệm.

Điểm chốt Đê La Thành – phố Thành Công là điểm chốt thuận lợi nhất, dễ dàng kiểm soát người qua lại, tại đây hai bên đường là nhà dân và hàng quán bỏ ngỏ nên việc thực thi nhiệm vụ cũng đỡ vất vả hơn các điểm chốt khác. Điểm chốt Đê La Thành – Nguyên Hồng cũng là điểm chốt nóng và nhạy cảm, nhưng tại đây có lực lượng Cảnh sát Giao thông làm nhiệm vụ trực bên cạnh 24/24 nên anh em tại chốt đã phối kết hợp với lực lượng CSGT nên cũng rất thuận lợi cho việc kiểm soát người và phương tiện qua lại…

leftcenterrightdel
 Điểm chốt kiểm soát ra vào chợ Thành Công.

* Một vài ý kiến đề xuất

Nhân dân Thủ đô đang bước vào những ngày đầu bước vào đợt 2 của việc áp dụng thực thiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, diễn biến dịch bệnh lại đang có chiều hướng diễn biến phức tạp. Vì vậy, bên cạnh những mặt tích cực như chúng tôi đã “kì mục sở thị”, thiết nghĩ cũng cần rút ra những bài học để khắc phục những mặt hạn chế nhằm bảo đảm cho công tác phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành Công đạt hiệu quả cao hơn.

Trước cổng chợ Thành Công hiện nay, hai bên đường xuất hiện việc trông giữ xe máy bán vé thu tiền. Đây là việc làm vừa gây mất mỹ quan đô thị, vừa lấn chiếm vỉa hè hành lang lại vừa gây mất an toàn về an ninh trật tự và không bảo đảm cho công tác phòng chống dịch bệnh. Đề nghị Ban quản lý chợ Thành Công đề xuất với UBND phường có phương án trưng dụng khoảng trống của hành lang Nhà C1 cho khách gửi xe. Bởi Nhà C1 đã đưa vào sử dụng nhưng khoảng trống này không phải là nơi để Nhà C1 kinh doanh hay quản lý riêng, mà cần phải phục vụ cho nhiệm vụ chung của địa phương cũng như của thành phố.

leftcenterrightdel
 Một điểm chốt tại phường Thành Công.
Khi xe được để gọn tại hành lang này thì khu phố sẽ đường thông, hè thoáng và thể hiện được nếp sống văn minh đô thị trong lúc dịch bệnh căng thẳng. Có thể, Ban quản lý chợ cắt cử bảo vệ trông coi nhưng cũng không cần thiết phải thu tiền, bởi trong lúc dịch bệnh khó khăn có cá nhân còn bỏ ra hàng tỷ đồng để đóng góp vào công cuộc chống dịch thì việc giúp đỡ bà con đi chợ trông hộ chiếc xe máy cũng là một việc làm nghĩa tình.

Các tiểu thương “bán hàng chui”, “bán hàng trộm” tuy ít nhưng vẫn còn diễn ra (không thuộc nhóm hàng thiết yếu). Đặc biệt chúng tôi "phát hiện" vẫn có một số người vẫn “trốn” vào địa bàn để “bán hàng chui”. Ngồi lê tại các vỉa hè rồi chào mời khách mua, dẫn đến tình trạng người mua tụ tập đông người, xe máy để lộn xộn, gây mất an toàn cho khu dân cư và gây nguy hiểm cho cộng đồng.

leftcenterrightdel
 Lực lượng chốt chặn kiểm tra giấy tờ người lưu thông trên đường.
Là người dân sống tại đây chúng tôi nhận thấy vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân chưa thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 17 về: “Nhà cách ly với nhà; phường cách với ly phường”. Theo đó, tại các chốt ghi nhận có nhiều trường hợp người dân tìm cách lách luật như ở các phường Láng Hạ, Láng Thượng, Trung Liệt… thuộc quận Đống Đa sử dụng “Thẻ đi chợ” của phường mình để xuất trình “đòi” được đi chợ Thành Công mua sắm hàng hóa. Rồi có một số cán bộ, nhân viên doanh nghiệp cũng lợi dụng “Giấy đi đường” của cơ quan để vào địa bàn Thành Công mua bán hoặc giải quyết việc riêng... Điều này gây nhiều khó khăn cho lực lượng chốt chặn, nhất là CBCS Công an - vốn dĩ lực lượng đã mỏng lại phải căng mình giải thích, tuyên truyền, vận động...

Bên cạnh đó, chúng tôi đề xuất cần làm tốt công tác tuyên truyền. Đây là khâu quan trọng nhất nhưng vẫn còn chưa có tính thuyết phục cao. Biển báo, pa nô, áp phích, khẩu hiệu, tại các khu dân cư vẫn chủ yếu do lực lượng Công an phường thực hiện là chủ yếu. Hệ thống “loa phường” chỉ có sáng và tối phát thanh thông báo những chỉ thị, qui định. Trong khi đời sống tinh thần trong lúc giãn cách chính là mũi nhọn chủ công để động viên tinh thần chống dịch của bà con nhân dân, qua đó nhắc nhở, cảnh báo việc chấp hành tốt mọi qui định về phòng dịch. Làm được điều này hiệu quả sẽ rất thuyết phục.

leftcenterrightdel
 Lưu lượng người đông, nhưng lực lượng chốt chặn "tuyến đầu" rất mỏng.
Như mới đây, tại thành phố Hồ Chí Minh có hàng trăm nghệ sĩ vào các khu cách ly hát cho bà con nghe, đến những khu chữa bệnh hát cùng các bác sĩ để động viên và tuyên truyền về chống dịch. Tại các thành phố lớn khác, sau những ca khúc về chống dịch trên hệ thống phát thanh của loa phường, những bản nhạc cuốn hút người nghe có nội dung chống dịch.... thì sau đó mới đến phổ biến về những qui định của nhà nước và địa phương để áp dụng cho cộng đồng. Cách làm này có hiệu quả rất cao.

Cán bộ văn hóa cấp cơ sở ở phường cần phối hợp với CSTT của Công an phường khi sử dụng xe mi ni của CSTT đi đến đâu, dung loa động viên nhắc nhở nhân dân tới đó, những lúc yên bình lại có những “câu hò, điệu ví” đi vào lòng người là một biện pháp tuyên truyền đạt hiệu quả rất cao mà hiện nay ở một số địa phương đang làm…


Trần Thọ (B7, khu TT Thành Công)