Tin từ UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải vừa ký văn bản gửi Trung ương, đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm đồng ý chấm dứt hoạt động khai thác mỏ sắt Thạch Khê và nhà máy luyện thép công suất 2 triệu tấn/năm của Công ty cổ phần sắt Thạch Khê. Ngoài ra, cũng đề nghị đề nghị xem xét kiến nghị về việc tạm dừng thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với Công ty CP sắt Thạch Khê để công ty duy trì hoạt động trong thời gian dừng khai thác.

leftcenterrightdel
 Mặt bằng dự án mỏ sắt Thạch Khê nhìn từ trên cao.

Đây là lần tiếp theo Hà Tĩnh có văn bản kiến nghị Trung ương liên quan đến hoạt động của mỏ sắt này, sau nhiều lần có văn bản kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Bí thư Trung ương, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan xem xét chấm dứt dự án, đồng thời chỉ đạo giải quyết tồn đọng, hoàn trả nguyên trạng, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống người dân.

Theo UBND tỉnh Hà Tĩnh, dự án đã tạm dừng khai thác 10 năm nay. Việc dự án tạm dừng đã lâu nhưng chưa có quyết định cuối cùng về việc dừng khai thác dẫn tới nhiều tồn đọng, trong đó có phát sinh liên quan đến Công ty cổ phần sắt Thạch Khê chưa được giải quyết.

leftcenterrightdel
 Nhà xưởng, máy móc tại dự án trong tình trạng "đắp chiếu"
Được biết, đến nay Công ty cổ phần sắt Thạch Khê đang nợ các khoản thuế với số tiền hơn 520 tỉ đồng. Trong đó, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là 309 tỉ đồng (tính đến hết năm 2017), tiền thuê đất là 25 tỉ đồng, tiền phạt chậm nộp là 185 tỉ, tiền thuế phi nông nghiệp gần 560 triệu đồng.  

Mỏ sắt Thạch Khê Mỏ được phát hiện từ năm 1960 với trữ lượng khoảng 544 triệu tấn. Đây được đánh giá là mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á. Khu vực này cách bờ Biển Đông 1,6 km, nằm trên địa bàn 5 xã ven biển của huyện Thạch Hà, gồm Thạch Khê, Đỉnh Bàn, Thạch Hải, Thạch Trị và Thạch Lạc, với tổng diện tích đất sử dụng của dự án là 4.821 ha.

leftcenterrightdel
 Nhiều máy móc đã rỉ sét, hư hỏng sau 10 năm bỏ hoang.

Tháng 9/2009, dự án được chính thức khởi công, với số vốn đầu tư khoảng 14.500 tỈ đồng, vòng đời khai thác hơn 50 năm. Trong các cổ đông tham gia, có Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Dự án được kỳ vọng sẽ giúp giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương, đáp ứng được nhu cầu tinh quặng sắt chất lượng cao và giá rẻ cho ngành luyện kim trong nước...

Vậy nhưng, 2 năm sau khởi công, dự án tạm dừng, “đắp chiếu” trên công trường rộng lớn, ngổn ngang. Mặc dầu trong 2 năm đó, chủ đầu tư đã cho bóc đất tầng phủ được khoảng 12,7 triệu m3, độ sâu -34 m so với mực nước biển, thu hồi khoảng 3.000 tấn quặng.

leftcenterrightdel
 Quặng được lấy lên từ mỏ sắt Thạch Khê.

Ngược lại với mong muốn “đóng cửa” mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á này, phía Công ty Cổ phần sắt Thạch Khê lại mong muốn dự án tiếp tục được triển khai. 

Trong lần trả lời báo chí gần đây, lãnh đạo Công ty cổ phần sắt Thạch Khê cho biết, việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê không gây ra những hệ lụy như tỉnh Hà Tĩnh lo ngại, và mong muốn được tiếp tục triển khai dự án.

Theo lãnh đạo Công ty cổ phần sắt Thạch Khê, hiện nay thị trường tiêu thụ thép rất khả quan. Từ những năm 2008 - 2011, giá thép là 50 USD một tấn. Đến nay, giá thép đã lên hơn 150 USD một tấn. Qua 10 năm tạm dừng khai thác mỏ, giá thép tăng gấp ba, nhu cầu dùng thép, quặng ở trong nước hiện rất lớn, chưa nói đến xuất khẩu. Vì vậy, lãnh đạo Công ty cổ phần sắt Thạch Khê cho rằng việc khai thác mỏ là hợp lý.

leftcenterrightdel
 Dự án "đắp chiếu" 10 năm khiến đời sống dân sinh khu vực xung quanh mỏ sắt bị đảo lộn, ảnh hưởng nghiêm trọng.

Lãnh đạo Công ty cổ phần sắt Thạch Khê cho biết, tính đến tháng 3/2011, công ty cổ phần sắt Thạch Khê cùng các cổ đông đã bỏ vào dự án khoảng 1.800 tỷ đồng. Từ quy mô hơn 200 người nay đơn vị chỉ còn hơn 70 người. Hàng năm, tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam chi 2 tỷ đồng từ quỹ phúc lợi giúp đỡ doanh nghiệp trả lương cho số công nhân trông coi máy móc tại dự án.

Bùi Tiến