Cú hích từ những chủ trương lớn

Tháng 5/2017, Thường vụ Quốc hội thông qua dự án nạo vét, khơi thông sông Cổ Cò thuộc địa phận Hội An và thị xã Điện Bàn nhằm thoát lũ khẩn cấp, chống xâm nhập mặn các vùng lân cận. Kèm theo đó, UBND TP Đà Nẵng và UBND tỉnh Quảng Nam đã thống nhất thông luồng toàn tuyến sông Cổ Cò trước tháng 9/2020. Các nhà đầu tư nhận định, khi sông Cổ Cò được “hồi sinh”, khu vực phía Đông Nam thành phố sẽ trở thành trung tâm phát triển mới với tiềm năng du lịch rộng mở.

leftcenterrightdel
Nghị quyết số 43 về Xây dựng và phát triển TP Đà Nẵng được Bộ Chính trị ban hành, với mục tiêu: “Xây dựng Đà Nẵng trở thành một thành phố thông minh, sinh thái, đáng sống"

Tiếp đó, Nghị quyết số 43 về Xây dựng và phát triển TP Đà Nẵng được Bộ Chính trị ban hành, với mục tiêu: “Xây dựng Đà Nẵng trở thành một thành phố thông minh, sinh thái, đáng sống không chỉ hàng đầu của cả nước mà còn là hàng đầu của khu vực Đông Nam Á; và đến năm 2045 trở thành một trong những thành phố hàng đầu của châu Á nói chung”. Đây được coi là một bệ đỡ về chính sách để BĐS Đà Nẵng tiếp tục hút vốn đầu tư.

Hơn nữa, hàng loạt các dự án hạ tầng trọng điểm, quy mô được đầu tư giai đoạn 5-10 năm tới dự kiếm sẽ được triển khai như Cảng Liên Chiểu, Di dời ga đường sắt và tái phát triển đô thị; Mở rộng và nâng cấp sân bay; Hoàn thiện Khu Công nghệ cao; Công nghệ thông tin tập trung; Đầu tư tuyến vành đai 3 mở rộng kết nối 4 xã phía Tây Bắc Đà Nẵng với các tuyến giao thông hiện tại: Cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi; Cao tốc La Sơn-Túy Loan; Quốc lộ 1A; Tuyến đường sắt tốc độ cao…

Đối với phía Nam Đông Nam Đà Nẵng, tháng 10/2019 Sở KH-ĐT TP Đà Nẵng công bố đơn vị trúng thầu xây dựng đường và cầu mới qua sông Cổ Cò, thuộc dự án Cải thiện hạ tầng giao thông thành phố Đà Nẵng với tổng giá trị đầu tư hơn 180 tỷ đồng. Dự án này được triển khai tại vị trí điểm cuối đường Võ Chí Công và điểm đầu đường Võ Quý Huân, vượt qua sông Cổ Cò thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn hướng thẳng ra tuyến ven biển Võ Nguyên Giáp. 

Việc đẩy mạnh mở rộng, dịch chuyển đô thị về phía Nam của Đà Nẵng đã tạo ra liên kết không gian đô thị rộng lớn với Quảng Nam, hiện thực hóa liên kết vùng và nâng cao tầm vóc, có khả năng thu nạp thêm từ 2 đến 3 triệu cư dân vào năm 2030. Với tầm nhìn đó, các chủ đầu tư uy tín đã xây dựng tại phía Nam những dự án đô thị quy mô với số vốn đầu tư lên đến hàng tỷ USD.

leftcenterrightdel
 Những chủ trương lớn tạo ra cú hích đáng kể cho thị trường BĐS Đà Nẵng

Theo chuyên gia Bất động sản Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT, quy luật tự nhiên đi cùng diễn biến thực tế đã minh chứng rằng thị trường BĐS Đà Nẵng dù đang chững lại nhưng cũng không thể vỡ bong bóng hay đóng băng lâu dài; bởi vì thành phố đầy tiềm năng này luôn nằm trong tầm ngắm của các nhà đầu tư và cư dân. Hơn nữa, với cách tính tiền sử dụng đất như hiện nay của Đà Nẵng đã đẩy giá trị BĐS lên cao thì đi kèm sẽ là giá bán sản phẩm của các nhà đầu tư cũng sẽ cao theo.

“Khả năng thiết lập mặt bằng giá mới tại Đà Nẵng ở tất cả các phân khúc đất nền, biệt thự, căn hộ vào cuối năm 2019 và đầu 2020 rất có thể sẽ xảy ra”. Thứ trưởng Đặng Hùng Võ nhận định.

Ông Trần Ngọc Thành - Tổng giám đốc Đất Xanh Miền Trung cho rằng, qua thời điểm “nhà nhà đầu cơ đất, người người đầu cơ đất và đi đâu cũng gặp “cò” đất” thì hiện giới đầu tư địa ốc khi “tiến quân” Đà Nẵng đã có sẵn “bộ lọc” để tìm kiếm những dự án được quy hoạch bài bản, hạ tầng đồng bộ, nằm ở vị trí đẹp, thuận lợi cho giao thương cũng như sinh hoạt. Các sản phẩm được quan tâm nhiều nhất là các sản phẩm tại vị trí đắc địa, có tình trạng pháp lý rõ ràng, hạ tầng hoàn thiện, chủ đầu tư uy tín. Và chỉ khi thị trường BĐS Đà Nẵng đang dần đi vào quỹ đạo ổn định như hiện nay, thì những sản phẩm BĐS nói trên mới có thể phát triển đúng với tầm vóc của nó.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Đính -Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Môi giới BĐS Việt Nam, thị trường BĐS và nhà ở xuất hiện hiện tượng “sốt” bất thường, thậm chí có hiện tượng tung tin, đẩy giá tạo bong bóng BĐS ở khu vực Quảng Nam và Đà Nẵng. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đều đã kiểm soát chặt chẽ. Cùng với đó, tín hiệu tích cực trong nỗ lực xúc tiến đầu tư của Đà Nẵng thời gian qua được kỳ vọng như động lực giúp các phân khúc BĐS sớm “ấm” lại. Hơn nữa, hiện quỹ đất Đà Nẵng cạn dần, đặc biệt là đất biển đang trở nên cực kỳ khan hiếm.

 “Ẩn số” dự án mới

Thị trường trầm lắng và trở nên phẳng lặng như mặt hồ sẽ được chú ý khi có sự khuấy động và tạo sự lan tỏa. Ghi nhận từ đầu năm 2019 đến nay, thị trường căn hộ du lịch, dịch vụ tại Đà Nẵng chỉ có một dự án Soleil Ánh Dương của PPCat giao dịch, và theo kế hoạch, cuối năm 2019 sẽ có thêm dự án nữa sẽ bung hàng cao cấp.  Đó là dự án Aria Đà Nẵng Hotel And Resort. Đây là dự án biệt thự biển – Resort & Căn hộ Condotel Khách sạn 5 sao hiếm hoi còn lại được đầu tư mới phía Nam Đà Nẵng. Dự án này thuộc khu vực Nam Đà Nẵng, có tiềm năng phát triển.

Theo ông Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT, BĐS thương mại du lịch, nghỉ dưỡng đang là 1 kênh đầu tư bắt kịp xu hướng khu vực và thế giới, thu hút đa số các nhà đầu tư về dòng sản phẩm này.

leftcenterrightdel
 Thị trường BĐS Đà Nẵng đang có sự trầm lắng nhất định trong năm 2019

Lượng khách du lịch đến Đà Nẵng liên tục tăng trưởng mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho khu vực phía Nam-Đông Nam Đà Nẵng. Khu vực này thường xuyên thu hút được lượng lớn du khách nước ngoài chọn làm nơi lưu trú nên việc kinh doanh ngành gì cũng dễ dàng, từ khách sạn, nhà hàng, café, thời trang…hay đặc biệt là loại hình kinh doanh, giải trí về đêm giúp tăng thêm thời gian lưu trú và mức chi tiêu của du khách.

Bởi theo số liệu của Sở Du lịch thành phố, lượng khách du lịch đến Đà Nẵng trong năm 2018 đạt hơn 7,6 triệu lượt, tăng gấp 6 lần so với số liệu năm 2008 với 1,26 triệu lượt. Trong khi đó, lượng khách du lịch đến Hội An cũng đã tăng gấp 5 lần: từ 1,1 triệu lượt năm 2008 đến gần 5 triệu lượt năm 2018. Và, 9 tháng đầu năm 2019, tổng lượt khách đến tham quan, du lịch Đà Nẵng đạt gần 7,2 triệu lượt, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2018, bằng 87,6% kế hoạch. Tổng thu du lịch ước đạt hơn 25 nghìn tỷ đồng, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm 2018. Ông Nguyễn Xuân Bình, Phó giám đốc Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng nhận định đến hết năm 2019, Đà Nẵng sẽ đón khoảng 8,2 triệu lượt khách.

leftcenterrightdel
 Lượng khách du lịch đến Đà Nẵng trong năm 2018 đạt hơn 7,6 triệu lượt, tăng gấp 6 lần so với số liệu năm 2008.

 Với sự xuất hiện của các nhà đầu tư lớn cũng như được quy hoạch bài bản, phía Đông Nam đang được kỳ vọng sớm trở thành trung tâm phát triển du lịch, dịch vụ sôi động mới của Đà thành bởi hội tụ được 2 yếu tố hàng đầu là Thương mại và Du lịch biển khi có đầy đủ các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí, mua sắm mang tầm quốc tế.

Xuân Nha