Tham dự Hội thảo có đồng chí Lê Thanh Đạo, nguyên Viện trưởng VKSND tối cao; các đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tối cao: Trần Công Phàn, Nguyễn Duy Giảng, Tạ Quang Khải; các đồng chí nguyên Phó Viện trưởng VKSND tối cao; Kiểm sát viên VKSND tối cao.
Đại diện các cơ quan, ban, ngành: Ban Nội chính Trung ương, Ban Dân nguyện của Quốc hội, Hội đồng lý luận Trung ương, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Ủy ban pháp luật của Quốc hội, TAND tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an...; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc VKSND tối cao; đại diện lãnh đạo Viện kiểm sát quân sự Trung ương, các VKSND cấp cao, một số VKSND tỉnh, thành phố; các đồng chí là thành viên Ban Chỉ đạo tổ chức kỉ niệm 60 năm thành lập Ngành, thành viên Hội đồng khoa học VKSND tối cao cùng các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài ngành KSND.
|
|
Các đại biểu dự Hội thảo. |
Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao nêu rõ, ngày 26/7/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh công bố Luật Tổ chức VKSND, đánh dấu sự ra đời của ngành Kiểm sát trong bộ máy nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của Quốc Hội, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan nhà nước ở Trung ương, địa phương và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân trong 60 năm qua, VKSND đã không ngừng phấn đấu, trưởng thành, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần vào thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước.
|
|
Đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao phát biểu khai mạc Hội thảo. |
Điểm lại lịch sử hình thành và phát triển của Ngành qua các thời kỳ, đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao khẳng định, cùng với công tác thành lập tổ chức, bộ máy, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất chú trọng công tác cán bộ.
Bác Hồ đã có những lời căn dặn hết sức sâu sắc, thấm thía đối với cán bộ Kiểm sát đó là “công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”. Lời dạy của Người đã trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động của các cán bộ Kiểm sát, cho toàn ngành KSND trong 60 năm qua.
|
|
Các đồng chí chủ trì Hội thảo. |
Theo đồng chí Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao, sự trưởng thành của VKSND, những thành tựu mà VKSND đã đạt được qua 60 năm xây dựng và phát triển, những đóng góp của ngành KSND đối với đất nước, nhân dân đã càng khẳng định sự ra đời của VKSND là tất yếu, khách quan, là phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, “vừa có tính pháp lý cao, vừa có tính chính trị sâu sắc”.
Việc VKSND tối cao tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của VKSND qua 60 năm xây dựng và phát triển” không những là dịp để ôn lại chặng đường 60 năm phát triển của Ngành; đồng thời là một diễn đàn để trao đổi, cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của VKSND, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn mới.
Tại Hội thảo, các chuyên gia, Nhà khoa học đã trình bày tham luận nhằm làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về sự ra đời của VKSND trong bộ máy nhà nước; đánh giá những thành tựu đạt được, hạn chế, tồn tại, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn 60 năm tổ chức và hoạt động của Ngành; đồng thời đề xuất những biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của từng mặt công tác trong phạm vi chức năng, quyền hạn của ngành KSND.
|
|
PGS.TS. Lâm Quốc Tuấn - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh trình bày tham luận về quan điểm của V.I.Lênin về VKSND qua các tác phẩm. |
|
|
PGS.TS. Phạm Văn Tỉnh trình bày tham luận sự ra đời của VKSND nhìn dưới góc độ triết học. |
|
|
GS.TS. Hoàng Chí Bảo, Chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương trình bày tham luận về những chỉ dẫn quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cần vận dụng cho ngành Kiểm sát nhân dân. |
|
|
GS.TSKH. Lê Cảm, Giám đốc Trung tâm Luật hình sự và tội phạm học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội trình bày tham luận về tiếp tục cải cách tư pháp và đổi mới VKSND trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay. |
|
|
GS.TS. Trần Ngọc Đường, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trình bày tham luận về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của VKSND. |
|
|
GS. TSKH. Đào Trí Úc, Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Luật, Ủy viên Hội đồng Giáo sư Nhà nước trình bày tham luận về chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND - yêu cầu, thách thức và giải pháp trong giai đoạn mới. |
|
|
GS.TS. Trần Đình Nhã trình bày tham luận về nhận thức và giải pháp thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố của VKSND trong giai đoạn mới. |
|
|
Đồng chí Bùi Mạnh Cường, nguyên Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên Phó Viện trưởng VKSND tối cao trình bày tham luận về sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của ngành KSND và vai trò của VKSND trong cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nước hiện nay. |
|
|
TS. Nguyễn Thái Học, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương trình bày tham luận về vai trò của VKSND tối cao trong khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo. |
Phát biểu bế mạc Hội thảo, đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao cảm ơn các đại biểu, các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành đã có những ý kiến phát biểu tâm huyết, trí tuệ và trách nhiệm, qua đó đã cung cấp nhiều luận điểm làm rõ thêm, sâu sắc thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của VKSND qua từng giai đoạn cách mạng.
Đây là tư liệu hết sức quý báu, góp phần bổ sung vào hệ thống lý luận và rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành KSND. VKSND tối cao sẽ biên tập thành Kỷ yếu Hội thảo để phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và công tác thông tin, tuyên truyền về vị trí, vai trò, chức năng của VKSND trong bộ máy Nhà nước ta trong thời gian tới.