Tham dự Hội thảo còn có đại diện lãnh đạo, công chức, Kiểm sát viên một số đơn vị thuộc VKSND tối cao; Viện kiểm sát quân sự Trung ương; đội ngũ giảng viên thuộc Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Trường Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP Hồ Chí Minh...

Về phía Nhật Bản chủ trì Hội thảo có ông Yokomaku Kosuke, Công tố viên Nhật Bản, Cố vấn trưởng Dự án JICA Pháp luật tại Việt Nam. Tham dự Hội thảo có ông Taro Morinaga, Giám đốc Viện nghiên cứu phòng ngừa tội phạm và xử lý người phạm tội của Liên hợp quốc (UNAFEI) cùng các chuyên gia, Công tố viên đến từ Bộ Tư pháp Nhật Bản.

leftcenterrightdel
 Quang cảnh Hội thảo tại điểm cầu VKSND tối cao Việt Nam.

Phát biểu đề dẫn khai mạc Hội thảo, đồng chí Nguyễn Quang Dũng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao thay mặt lãnh đạo VKSND tối cao Việt Nam gửi lời chào, lời chúc mừng năm mới và lời cảm ơn trân trọng đến ông Cố vấn trưởng Dự án JICA, ông Giám đốc UNAFEI đã quan tâm, phối hợp với VKSND tối cao Việt Nam để tổ chức Hội thảo trực tuyến này.

Chia sẻ về một số thông tin liên quan đến định hướng cải cách tư pháp của Việt Nam trong thời gian tới, đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Quang Dũng cho biết, Việt Nam đang trong quá trình triển khai thực hiện Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng mà Đảng xác định trong Văn kiện Đại hội XIII là nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến 2045 và Chiến lược cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền trong giai đoạn này.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Nguyễn Quang Dũng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao phát biểu đề dẫn khai mạc Hội thảo.

VKSND Việt Nam, với tư cách là một thiết chế quan trọng trong tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam - vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của cải cách tư pháp, có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất các nội dung liên quan đến đổi mới tổ chức và hoạt động của VKSND trong Chiến lược cải cách tư pháp.

Do vậy, để có cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất với lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong việc đổi mới, cải cách VKSND đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam, một trong những nội dung quan trọng là việc nghiên cứu tổ chức bộ máy hoạt động của Viện kiểm sát/Viện công tố của một số nước điển hình trên thế giới.

Đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tối cao cho biết thêm, qua tìm hiểu, nghiên cứu và quá trình hợp tác với Nhật Bản trong 2 thập kỷ qua cho thấy, cơ quan Công tố Nhật Bản là điển hình của một nền công tố mạnh, hoạt động rất hiệu quả trong việc điều tra, truy tố tội phạm. Vì vậy, trong bối cảnh thực hiện đổi mới tổ chức và hoạt động của VKSND đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, VKSND Việt Nam mong muốn được các Công tố viên Nhật Bản thông tin, chia sẻ kinh nghiệm quý báu về đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan Công tố Nhật Bản trong thực hiện cải cách tư pháp để Việt Nam nghiên cứu tham khảo trong cải cách tư pháp nói chung và cải cách VKSND Việt Nam nói riêng trong thời gian tới.

Đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Quang Dũng tin tưởng rằng, với sự chuẩn bị chu đáo; sự nhiệt tình, trách nhiệm của các chuyên gia Nhật Bản tại Việt Nam, UNAFEI, Bộ Tư pháp Nhật Bản và các đại biểu phía Việt Nam, Hội thảo sẽ thành công tốt đẹp, VSKND Việt Nam có thể tham khảo, học hỏi được nhiều kinh nghiệm hay của Nhật Bản từ Hội thảo này.

Tiếp đó, ông Yokomaku Kosuke, Công tố viên Nhật Bản, Cố vấn trưởng Dự án JICA đã phát biểu khai mạc, bày tỏ sự vui mừng khi được tham gia Hội thảo đồng thời tin tưởng Hội thảo sẽ diễn ra thành công và thu được nhiều thông tin hữu ích. Ông Yokomaku Kosuke, Công tố viên Nhật Bản, Cố vấn trưởng Dự án JICA cũng đã trình bày tham luận của mình tại Hội thảo với chủ đề “Pháp trị và vị trí của quyền tư pháp trong Hiến pháp Nhật Bản”.

leftcenterrightdel
 Hình ảnh Hội thảo tại các điểm cầu.

Theo Chương trình, Hội thảo sẽ được tổ chức trong buổi sáng ngày 17/2 và ngày 18/2/2022 với các nội dung gồm: Nhà nước pháp quyền và quy định về quyền tư pháp trong Hiến pháp Nhật Bản; hệ thống cơ quan Công tố Nhật Bản; cải cách tư pháp của Nhật Bản; quy định lấy lời khai ghi âm, ghi hình của Kiểm sát viên tại Nhật Bản; quy định và thực tiễn Việt Nam về lấy lời khai có ghi âm, ghi hình; những nội dung khác mà hai bên cùng quan tâm.

P.V