Đùa giỡn với “tử thần”

Qua quan sát của phóng viên tại nhiều khu vực trên địa bàn TP Hà Nội như trục tuyến đường Nguyễn Văn Cừ, Tây Sơn hay Hoàng Quốc Việt… Hầu hết những khu vực trên đều đã được xây dựng và lắp đặt những cây cầu vượt làm lối đi an toàn để giúp học sinh, sinh viên và người dân xung quanh sang đường.

leftcenterrightdel
 Mặc kệ cầu vượt ở ngay phía bên trên, cô gái vẫn liều mình chạy băng qua đường. 

Tại nút giao thông trên phố Tây Sơn - Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, TP Hà Nội dù đã được bố trí xây lắp cầu vượt đi bộ để giúp thuận tiện cho người dân di chuyển.  

Tuy nhiên, thay vì lựa chọn cách đi lên cầu để đảm bảo an toàn cho bản thân thì một số người dân lại đi bộ qua dải phân cách, băng qua làn đường chật kín các phương tiện đang lưu thông.

leftcenterrightdel
 Chỉ trong ít phút tại khu vực 654 Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên, TP Hà Nội phóng viên đã ghi nhận được nhiều trường hợp vi phạm.

Đáng nói hơn, không chỉ có các bạn học sinh, sinh viên mà ngay cả những người trung niên cũng trèo qua rào chắn hoặc tận dụng những đoạn không có đèn tín hiệu giao thông, vạch kẻ để di chuyển sang bên kia đường nhanh chóng hơn.

Chị Lê Trúc Anh ở phố Tây Sơn, quận Đống Đa, TP Hà Nội cho biết, tuyến đường này thường rất đông các phương tiện qua lại do gần với khu vực trường học. Dù vậy nhưng người dân xung quanh đây và cả những bạn học sinh, sinh viên vẫn thường lựa chọn cách đi bộ xuyên qua rào chắn để sang đường thay vì sử dụng cầu vượt. Đã nhiều lần các phương tiện đang lưu thông trên đường phải giật mình vì người dân chạy qua bất chấp nguy hiểm.

Bắt đầu từ ý thức của người dân

Trước tình trạng người dân đang dần bỏ quên đi những cây cầu vượt, hầm đi bộ mà bất chấp sự nguy hiểm của bản thân chỉ để đổi lấy vài phút “tiện lợi” bằng việc trèo qua dải phân cách, chạy băng qua đường.

Tại các thành phố lớn việc xây dựng cầu vượt đi bộ cho người dân là hết sức cần thiết. Nó sẽ giúp giảm tải mật độ giao thông trên các tuyến đường và đảm bảo an toàn cho những người đi bộ, tránh gây ùn tắc và nguy hiểm cho các phương tiện di chuyển.

leftcenterrightdel
 Đi bộ qua đường để “tiết kiệm” vài phút.

Theo đó, nhiều ý kiến cho rằng, để giảm thiểu tối đa thực trạng trên, trước tiên cần phải có những phương án tuyên truyền, nâng cao ý thức của học sinh, sinh viên và người dân. Cùng với đó, lực lượng cơ quan chức năng cũng cần thường xuyên tuần tra, xử lý những trường hợp người đi bộ vi phạm luật an toàn giao thông.

leftcenterrightdel
 Để thay đổi hành vi, cần bắt đầu từ ý thức của người dân.

Được biết, để từng bước tạo ý thức, nâng cao văn hóa giao thông cho học sinh, sinh viên trên địa bàn, trong thời gian qua lực lượng Công an TP Hà Nội đã đồng loạt tổ chức các hoạt động tuyên truyền về an toàn giao thông cho các em trong dịp đầu năm học mới.

Thông qua những bài giảng trực quan, sinh động từ các chiến sĩ cảnh sát giao thông sẽ giúp cho các em học sinh, sinh viên phần nào hiểu rõ hơn về những quy tắc ứng xử, giúp các em có thể đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình khi tham gia giao thông.

Công Ngọc