Tiếp tục điều tra mở rộng vụ án "Cưỡng đoạt tài sản" các cơ sở dịch vụ tang lễ xảy ra tại Thái Bình, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh ra Quyết định khởi tố bị can để điều tra hành vi có dấu hiệu phạm tội “Cưỡng đoạt tài sản” quy định tại khoản 3 Điều 170 Bộ luật hình sự đối với 2 bị can gồm:
Phạm Văn Úy (tên thường gọi Phạm Văn Trường), sinh năm 1989, trú tại số nhà 509 - CT1- Khu đô thị 379, tổ 36, phường Quang Trung, thành phố Thái Bình (hiện bị can đang bị tạm giam để điều tra hành vi Giết người).
Nguyễn Khắc Nin, sinh năm 1979, trú tại thôn Cao Bạt Trung, xã Nam Cao, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã ra Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Khắc Nin.
Các Quyết định và Lệnh nêu trên đã được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh phê chuẩn.
|
|
Trong phiên tòa xét xử vụ án gây thương tích một phụ xe khách, Nguyễn Thị Dương bật khóc nức nở tại tòa. |
Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh củng cố tài liệu, chứng cứ, điều tra mở rộng vụ án theo quy định của pháp luật.
Được biết, đây là hai đối tượng liên quan Nguyễn Thị Dương (SN 1980, trú tại số 366, đường Lê Quý Đôn, phường Kỳ Bá, TP Thái Bình), là vợ Nguyễn Xuân Đường (tức Đường Nhuệ).
Trước đó, ngày 30/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Thái Bình ra quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Dương, điều tra hành vi có dấu hiệu phạm tội “Cưỡng đoạt tài sản” quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự.
Theo thông tin, khi thành lập Hiệp hội tang lễ Thái Bình năm 2017, các cơ sở làm dịch vụ tang lễ trên địa bàn tỉnh Thái Bình bắt buộc phải nộp cho các đối tượng, mỗi ca hỏa táng 500 nghìn đồng.
Để che mắt cơ quan chức năng và dư luận, các đối tượng hợp thức hóa rất tinh vi và kín đáo bằng một biên bản thỏa thuận, xem như các cơ sở làm dịch vụ tang lễ tự nguyện làm “từ thiện”.
Bức xúc và vô lý nhưng vì lo sợ ảnh hưởng đến việc làm ăn, nhiều đơn vị làm dịch vụ tang lễ trên địa bàn Thái Bình đều thực hiện nộp tiền vào ngày 5 và 20 hằng tháng.