Mô hình “Phiên tòa giả định” được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, và hơn 500 đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên trên địa bàn quận Thanh Khê.

Để phiên tòa đạt hiệu quả tuyên truyền cao, các đoàn viên đã cùng nhau xây dựng kịch bản phiên tòa công phu, kỹ lưỡng, có đầy đủ các thành phần Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Thư ký phiên tòa, Luật sư, bị cáo, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng,...

Tại phiên tòa giả định, các đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên cũng được tham gia trò chơi dưới dạng trả lời những câu hỏi của Ban tổ chức về hiểu biết pháp luật, các tình huống trong vụ án. Phần giao lưu diễn ra sôi nổi và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của học sinh góp phần tăng tính tương tác và hiệu quả của buổi tuyên truyền.

leftcenterrightdel
 Mô hình phiên tòa giả định là một hình thức tuyên truyền giúp cho thanh thiếu niên, đoàn viên thanh niên nhận thức rõ về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật. (Ảnh: LT)

Mô hình phiên tòa giả định diễn ra với chủ đề phòng chống bạo lực học đường đã thể hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát trong công tác giáo dục, phổ biến pháp luật nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị địa phương. Đồng thời phổ biến, giáo dục pháp luật cho đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên về các quy định pháp luật nói chung và tuyên truyền về phòng chống bạo lực học đường, tình trạng thanh thiếu niên tụ tập chuẩn bị vũ khí để giải quyết mâu thuẫn, gây rối trật tự công cộng nói riêng.

Đây là một hình thức tuyên truyền với cách tiếp cận vấn đề trực diện, giúp cho thanh thiếu niên, đoàn viên thanh niên nhận thức rõ về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật, nguyên nhân của sự việc và từ đó có những bài học sâu sắc đối với tình trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật.

 

Lam Phương-VKSND Thanh Khê