Ngành Kiểm sát luôn quan tâm,  chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Với chặng đường hơn 60 năm phát triển, thấm nhuần quan điểm của Đảng, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên đủ đức, đủ tài, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, ngành KSND đã luôn quan tâm, chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) cán bộ.

Kể từ khi thành lập cho đến nay, ngành KSND đã từng bước củng cố, xây dựng được đội ngũ cán bộ Kiểm sát, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, góp phần bảo vệ pháp luật và pháp chế XHCN, bảo vệ chế độ XHCN và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm của công dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới, phát triển đất nước.

leftcenterrightdel
Đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao cùng tập thể Ban Giám hiệu Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội chúc mừng 4 sinh viên khoá V xếp hạng tốt nghiệp xuất sắc. 

Trong hơn 60 năm qua, công tác ĐTBD cán bộ của Ngành đã đạt được những kết quả nổi bật. Cụ thể, trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành về ĐTBD, trong các giai đoạn phát triển của ngành KSND, Lãnh đạo VKSND tối cao luôn quan tâm, chủ động và tích cực thực hiện công tác tạo nguồn cán bộ, ĐTBD đội ngũ cán bộ.

Do đó, đội ngũ cán bộ ngành KSND luôn có thế hệ kế cận, không bị hẫng hụt, đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Lãnh đạo Ngành đã luôn quan tâm hoàn thiện, nâng cấp các cơ sở ĐTBD và đa dạng loại hình đào tạo, đã huy động mọi nguồn lực, cả trong nước và quốc tế cho công tác ĐTBD nhằm tạo sự chuyển biến về chất, phục vụ sự phát triển lâu dài của Ngành.

Hiện nay, ngành KSND vẫn duy trì và củng cố, đầu tư, nâng cấp hai cơ sở ĐTBD là Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội và Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, Ngành đã chuyển hướng hệ thống cơ sở ĐTBD của Ngành từ đào tạo nguồn nhân lực ở các trình độ trung cấp, cao đẳng sang đại học và sau đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân cùng với việc tiếp tục nâng cao chất lượng ĐTBD nghiệp vụ kiểm sát chuyên sâu.

leftcenterrightdel
Giảng viên trường Đại học Kiểm sát Hà Nội trao đổi trước giờ lên lớp. Ảnh Yến Nhi. 

Về tổ chức, bộ máy thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, để thực hiện hoạt động ĐTBD, ngành KSND đã có sự phân công, phân cấp quản lý về tổ chức bộ máy ĐTBD, theo đó, đã xác định khá rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho các đơn vị từ cấp trung ương tới địa phương.

Ở cấp trung ương chủ yếu do Vụ Tổ chức cán bộ VKSND tối cao, ở địa phương do Phòng Tổ chức cán bộ đảm nhận. Mặt khác, các VKSND chú trọng tổ chức ĐTBD tại chỗ, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ sở ĐTBD của Ngành để cử cán bộ, công chức đi ĐTBD.

Trong xây dựng đội ngũ giảng viên thực hiện công tác ĐTBD, ngay từ ngày đầu thành lập Trường Kiểm sát vào năm 1970, Ngành đã quan tâm xây dựng đội ngũ giảng viên và coi đây là lực lượng chủ đạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Hàng năm, bên cạnh việc tăng cường đi thực tế, bám sát thực tiễn hoạt động của Ngành, một số giáo viên của Trường còn được Ngành cử đi học tập, bồi dưỡng tại các lớp ngắn hạn do Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp mở và tại các lớp bồi dưỡng do VKSND tối cao tổ chức có mời chuyên gia Liên Xô (cũ) giảng bài. Đồng thời, Ngành đã cử một số giáo viên đi học tập, bồi dưỡng ngắn hạn tại Trường nâng cao trình độ ở Mátxcơva, Trường dự thẩm Lêningrát, Trường nâng cao trình độ cán bộ cấp huyện ở Kháccốp và Viện nghiên cứu tiếng Nga Puskin (Liên Xô cũ). Trong những năm gần đây, công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên đã có những bước phát triển đáng kể. Lãnh đạo VKSND tối cao đã cử nhiều giảng viên đi nghiên cứu, trao đổi, học tập ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, Úc và một số nước Châu Âu…; kết hợp mời các Kiểm sát viên giỏi, các chuyên gia của các cơ sở đào tạo luật trong nước tham gia giảng dạy. Nhìn lại, từ chỗ đội ngũ giảng viên lúc mới thành lập cơ sở ĐTBD của Ngành chỉ có 11 người, trong đó chỉ có 45% có trình độ đại học với 2 tổ bộ môn, đến nay, Ngành đã có một đội ngũ giảng viên cơ bản bảo đảm về chất lượng với 307 người (132 giảng viên cơ hữu và 175 giảng viên thỉnh giảng).

leftcenterrightdel
Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức tập huấn chuyên sâu về kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên bằng hình thức trực tuyến. 

Có thể khái quát công tác ĐTBD cán bộ 60 năm qua của ngành KSND trải qua 4 giai đoạn gồm: giai đoạn 1960-1975; giai đoạn 1976-1985; giai đoạn 1986-2010; giai đoạn 2011-2020. Đáng chú ý, giai đoạn thứ 4 đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc, sự chuyển biến về chất trong công tác ĐTBD cán bộ của Ngành. Kết quả nổi bật trong công tác ĐTBD giai đoạn này là vào ngày 24/4/2013, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập trên cơ sở nâng cấp Trường ĐTBD nghiệp vụ kiểm sát tại Hà Nội. Đây là kết quả của khát vọng, trí tuệ, tâm huyết của toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Trường ĐTBD nghiệp vụ kiểm sát tại Hà Nội (nay là Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội) nói riêng và của cả ngành KSND nói chung và đã tạo ra một chương mới trong công tác ĐTBD cán bộ của ngành KSND.

Tiếp tục kiện toàn, củng cố các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Ngành

leftcenterrightdel
Cô trò trường Đại học Kiểm sát Hà Nội. 

Về phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của công tác ĐTBD thời gian tới được Ngành xác định đó là: Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định Ngành về ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức. ĐTBD cán bộ ngành KSND phải quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc các quan điểm, đường lối của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và pháp luật của Nhà nước cũng như nhiệm vụ chính trị của Ngành để cụ thể hóa và vận dụng đúng đắn, phù hợp vào công tác cán bộ và ĐTBD trong những năm tiếp theo.

leftcenterrightdel
Lãnh đạo Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội trao Bằng tốt nghiệp và Giấy khen cho sinh viên khoá V. 

Bên cạnh đó, tiếp tục kiện toàn, củng cố các cơ sở ĐTBD của Ngành. Tập trung củng cố, tăng cường năng lực của các cơ sở ĐTBD của Ngành về mọi mặt để đủ sức đáp ứng yêu cầu ĐTBD đội ngũ cán bộ của Ngành theo yêu cầu cải cách tư pháp. Tiếp tục khẳng định với Đảng, Nhà nước và Nhân dân rằng không cơ sở nào có thể thay thế và làm tốt hơn cơ sở ĐTBD của Ngành về ĐTBD nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

Mặt khác, Ngành cần bảo đảm tính toàn diện về kế hoạch và đổi mới nội dung, chương trình ĐTBD. Mục tiêu xây dựng chiến lược ĐTBD đội ngũ cán bộ Kiểm sát là nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ tuyệt đối trung thành với Đảng, tận tụy với công vụ; có bản lĩnh chính trị vững vàng, dũng cảm đấu tranh bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, tích cực đấu tranh chống tham nhũng; có trình độ chuyên môn cao, có năng lực quản lý, chỉ đạo điều hành và khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn hoạt động công tác kiểm sát.

leftcenterrightdel
Sinh viên Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội tại lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Trường. 

Ngoài ra, ngành Kiểm sát tiếp tục thực hiện hiệu quả các hoạt động hợp tác quốc tế về ĐTBD. Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc mở rộng hoạt động hợp tác quốc tế trong ĐTBD giữa VKSND Việt Nam với Viện công tố, Viện kiểm sát các nước là xu hướng phát triển tất yếu. Vì vậy, trong thời gian tới, cần mở rộng mối quan hệ hợp tác với các nước trong hệ thống cơ quan Viện công tố, Viện kiểm sát các nước tiên tiến và có quan hệ hợp tác tốt với VKSND tối cao Việt Nam bằng ngân sách Nhà nước và các chương trình, dự án quốc tế khác. Đồng thời, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước đối với công tác ĐTBD. Theo đó, cần đổi mới cơ chế quản lý, phân bổ kinh phí cấp cho công tác ĐTBD; tích cực, chủ động để nâng cao chất lượng công tác xây dựng chương trình, kế hoạch ĐTBD cán bộ.

Đồng chí Lê Minh Trí, Viện trưởng VKSND tối cao yêu cầu: 

Các cơ sở đào tạo của ngành KSND cần chú trọng các hoạt động hướng nghiệp, hoạt động thực tập cuối khóa của sinh viên, đặc biệt là thực tế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; đào tạo các kỹ năng mềm (tin học, ngoại ngữ, giao tiếp…); giáo dục đạo đức, lối sống, trách nhiệm và bản lĩnh nghề nghiệp cho sinh viên, học viên để xây dựng đội ngũ cán bộ tuyệt đối trung thành với Đảng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn cao, có khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn hoạt động công tác kiểm sát. Cùng với đó, mỗi cán bộ cùng với việc được đào tạo thì phải tự học từ thực tiễn; cập nhật những kiến thức mới, kinh nghiệm mới; đồng thời phải gắn công tác ĐTBD với công tác quy hoạch, rèn luyện, đánh giá, luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ, để góp phần có được đội ngũ cán bộ “vừa hồng vừa chuyên”.

 

Những bài học kinh nghiệm được rút ra qua thực tiễn 60 năm thực hiện nhiệm vụ ĐTBD của ngành KSND, đó là: Công tác ĐTBD của Ngành đã bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước; gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của VKSND theo Hiến pháp và pháp luật; chú trọng mục tiêu đặt chất lượng lên hàng đầu, lấy đối tượng được ĐTBD là trung tâm; chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ trong từng thời kỳ; hoạt động hợp tác quốc tế về ĐTBD được chú trọng... 

 

Kết quả ĐTBD của ngành KSND cho thấy, về trình độ đại học đã đào tạo chính quy 8 khóa với hơn 2.507 sinh viên; đào tạo văn bằng 2: 1 khóa với 76 học viên, hiện đang đang đào tạo khóa 2. Sau đại học: đào tạo 2 khoá với 91 học viên. Trung cấp: đào tạo 2.430 sinh viên. Cao đẳng: đào tạo 9.133 sinh viên. Đào tạo nghiệp vụ kiểm sát để tạo nguồn bổ nhiệm Kiểm sát viên gồm: đào tạo nghiệp vụ kiểm sát (7.308 học viên); đào tạo nguồn nhân lực nghiệp vụ kiểm sát (tổng số 6 khóa với 72 học viên tốt nghiệp, chỉ đào tạo ở cơ sở miền Bắc); lớp hoàn chỉnh kiến thức nghiệp vụ kiểm sát (tổng số 7 khóa với 715 học viên). Ngoài ra, còn đào tạo về tiền công vụ; nghiệp vụ điều tra; Kiểm tra viên. Hoạt động bồi dưỡng cán bộ, Kiểm sát viên luôn được quan tâm thực hiện và tập trung vào những chương trình cơ bản, với tổng số 24.739 học viên…


Cao Nguyên