Theo Bộ Nội vụ, để có cơ sở tổng hợp, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả triển khai Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 7/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan trong hệ thống chính trị đến năm 2030 (Quyết định số 705/QĐ-TTg), Bộ Nội vụ đề nghị các bộ, ngành, địa phương báo cáo kết quả triển khai thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg (giai đoạn từ năm 2019 đến nay).
Nội dung báo cáo cụ thể cần tập trung vào các nội dung đó là: Đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg gồm các mục tiêu chung, cụ thể được nêu tại Mục III của Quyết định 705/QĐ-TTg; tình hình, kết quả thực hiện những nhiệm vụ và giải pháp được nêu tại Mục V và tổ chức thực hiện được nêu tại Mục VII của Quyết định số 705/QĐ-TTg.
Nêu những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện.
|
|
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội thuộc VKSND tối cao luôn hướng đến mục tiêu đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Kiểm sát. (Ảnh minh hoạ) |
Rút ra bài học kinh nghiệm trong việc triển khai, tổ chức thực hiện; đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm tổ chức thực hiện tốt Quyết định số 705/QĐ-TTg trong thời gian tiếp theo.
Đồng thời, báo cáo cần nêu rõ Kế hoạch tổ chức thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg giai đoạn 2021-2025, giai đoạn 2026-2030.
Bộ Nội vụ đề nghị các bộ, ngành, địa phương chuẩn bị báo cáo theo đúng yêu cầu và gửi về Bộ Nội vụ trước ngày 30/6/2021 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trước đó, ngày 7/6/2019 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 705/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan trong hệ thống chính trị đến năm 2030.
Mục tiêu chung của Đề án là sắp xếp, tổ chức lại hệ thống tổ chức và tổ chức bộ máy của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn về tổ chức, bộ máy, cơ cấu hợp lý; có năng lực tự chủ và hoạt động hiệu quả; không ngừng nâng cao chất lượng bồi dưỡng, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, hiệu quả.
Cũng theo Đề án, giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030: 100% cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hợp lý, đáp ứng yêu cầu cải cách chế độ công vụ, công chức.
Bảo đảm đội ngũ giảng viên thỉnh giảng của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội đảm nhiệm từ 70% trở lên thời lượng của các chương trình bồi dưỡng do cơ sở thực hiện; đội ngũ giảng viên thỉnh giảng của trường chính trị đảm nhiệm từ 50% trở lên thời lượng của các chương trình bồi dưỡng do trường thực hiện…