Theo đó, năm 2023, công tác thống kê và công nghệ thông tin (CNTT) thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm gồm: Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thống kê, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, chuẩn hóa, số hóa dữ liệu, tăng cường phối hợp liên ngành, chia sẻ dữ liệu thống kê.

Tham mưu xây dựng, trình lãnh đạo VKSND tối cao ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số của ngành KSND đến năm 2025 và Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong năm 2023.

Quản lý, vận hành ổn định hệ thống CNTT phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp; phối hợp thực hiện các dự án đầu tư về CNTT, trọng tâm là triển khai Sổ thụ lý điện tử hình sự, phối hợp xây dựng Sổ thụ lý điện tử dân sự, Trục tích hợp, chia sẻ dữ liệu, ứng dụng Phòng họp không giấy và một số báo cáo số, công tác trợ lý ảo, công tác số hóa hồ sơ...

Đồng thời, tập trung thực hiện có hiệu quả cao một số nội dung đột phá đó là phối hợp hoàn thiện và tổ chức triển khai phần mềm Sổ thụ lý điện tử hình sự trong toàn Ngành; nghiên cứu, đề xuất đổi mới Chế độ báo cáo thống kê của Ngành.

Về các nhiệm vụ cụ thể, Chương trình nêu rõ, trước hết là đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thống kê. Trong đó, tổng hợp số liệu, xây dựng các loại báo cáo thống kê theo quy định như: Thống kê kết quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; các báo cáo thống kê hình sự liên ngành, thống kê công tác kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam và xử lý hằng tuần; thống kê thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính liên ngành; thống kê những người bị Tòa án tuyên phạt tử hình; thống kê người chưa thành niên phạm tội; về giám định tư pháp trong tố tụng hình sự; thống kê người dưới 18 tuổi phạm tội; thống kê về phòng, chống ma túy...

leftcenterrightdel
 Quang cảnh một phiên toà hình sự được VKSND phối hợp với TAND cùng cấp ứng dụng CNTT, số hóa hồ sơ vụ án. (Ảnh minh hoạ)

Theo dõi, cập nhật đầy đủ, kịp thời tổng hợp, xây dựng báo cáo thống kê một số chỉ tiêu có tính chất chuyên đề được Quốc hội, các cơ quan Đảng, Nhà nước quan tâm (án tạm đình chỉ, đình chỉ; trả hồ sơ điều tra bổ sung; tòa án tuyên không phạm tội,...) và các chỉ tiêu, chuyên đề nghiệp vụ cơ bản phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo VKSND tối cao.

Tiếp tục tổ chức thực hiện Kế hoạch số 149/KH-VKSTC ngày 12/9/2022 của VKSND tối cao về thực hiện “Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045” trong ngành KSND.

Nghiên cứu đề xuất sửa đổi Chế độ báo cáo thống kê của ngành Kiểm sát theo hướng tích hợp, gọn nhẹ, sát với yêu cầu quản lý và phù hợp với Chiến lược phát triển thống kê quốc gia, có khả năng liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành liên quan trong những năm tới.

Tăng cường hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về nghiệp vụ thống kê; ban hành các thông báo rút kinh nghiệm; bảo đảm thực hiện thống nhất trong toàn Ngành và sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả với các cơ quan hữu quan.

Theo dõi, kiểm tra về kỷ luật công vụ trong công tác thống kê, nhất là kỷ luật nhập thông tin, số liệu vào phần mềm thống kê, phần mềm Quản lý và thống kê án hình sự, dân sự phần mềm sổ thụ lý điện tử hình sự... để so sánh, đối chiếu số liệu, tiếp ký... các loại báo cáo thống kê liên quan lĩnh vực thống kê hình sự.

Tổng hợp kết quả thí điểm, báo cáo đề xuất hoàn thiện sổ thụ lý điện tử hình sự, hướng tới triển khai thực hiện trong toàn Ngành. Kiểm tra, đối chiếu, so sánh số liệu với biểu mẫu thống kê hiện hành. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Văn phòng VKSND tối cao, góp ý xây dựng phần mềm Sổ thụ lý điện tử dân sự.

Tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, đơn vị, tổ chức trong thực hiện thống kê hình sự liên ngành, thống kê các chỉ tiêu quốc gia, chia sẻ dữ liệu thống kê theo quy định; trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ thống kê.

Về tăng cường ứng dụng CNTT, thúc đẩy chuyển đổi số, Chương trình nêu rõ, tham mưu triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển CNTT của ngành KSND đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, trọng tâm trong năm 2023 là tham mưu xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số của Ngành đến năm 2025, Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ về CNTT, chuyển đối số năm 2023 của Ngành; phối hợp triển khai xây dựng Trục tích hợp chia sẻ dữ liệu (LGSP) và tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ theo Kết luận 113 của Viện trưởng VKSDND tối cao

Quản trị, duy trì hoạt động ổn định các ứng dụng CNTT của Ngành như: Các phần mềm dùng chung, hệ thống họp trực tuyến; hệ thống thư điện tử; hệ thống quản lý văn bản và điều hành; tập trung hoàn thiện, triển khai thực hiện phần mềm quản lý Sổ thụ lý điện tử hình sự trong toàn Ngành, tiến tới bỏ sổ thụ lý giấy và thực hiện báo cáo thống kê tự động từ phần mềm này; tiếp tục phối hợp xây dựng Sổ thụ lý điện tử án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính, khiếu nại tố cáo, thi hành án. Tham mưu, phối hợp xây dựng phần mềm hệ thống “Phòng họp không giấy” và một số báo cáo số, phục vụ công tác quản lý chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp.

Đồng thời, tích cực, chủ động liên hệ, làm việc với các cơ quan, đơn vị để có cơ sở tham mưu cho lãnh đạo Viện chỉ đạo phối hợp với TAND tối cao trong việc xây dựng, chia sẻ sử dụng Trợ lý ảo cho Thẩm phán và Kiểm sát viên; phối hợp với Bộ Công an về xây dựng hồ sơ số hóa vụ án hình sự và ứng dụng CNTT trong một số hoạt động tố tụng, trong thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án 06 của Chính phủ.

Chú trọng, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định về an toàn hệ thống, an ninh, bảo mật thông tin qua hệ thống CNTT của Ngành. Chủ trì, phối hợp lập hồ sơ đề nghị phê duyệt cấp độ bảo mật trong ngành KSND. Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra đánh giá việc chấp hành kỷ luật công vụ trong quản lý, sử dụng các phần mềm ứng dụng, cập nhật dữ liệu vào các phần mềm dùng chung và việc thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về ứng dụng công nghệ thông tin của các đơn vị trong toàn Ngành. Đồng thời, xây dựng Quy chế quản lý, sử dụng, vận hành các phần mềm đang thực hiện trong ngành KSND.

P.V