Từ nhỏ đã có cảm tình với Đảng

“Tôi ước nguyện trên chặng đường lập nghiệp luôn được thành công phát triển để trở thành người có ích cho xã hội và sớm trở thành một đảng viên. Được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng, tôi đã luôn cố gắng hết sức mình để phát triển sự nghiệp góp phần phát triển kinh tế đất nước”. Đó là những chia sẻ của bà Nguyễn Nam Phương, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Lan Anh (địa chỉ tại xã Hoà Long, TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) với Phóng viên Báo Bảo vệ pháp luật. 

leftcenterrightdel
  Doanh nhân Nguyễn Nam Phương vinh dự nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Phóng viên: Bà có cảm tình với Đảng từ khi nào?

Bà Nguyễn Nam Phương: Tôi được sinh ra ở một vùng quê nghèo tỉnh Thanh Hóa. Cha tôi là bộ đội Cụ Hồ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, mẹ tôi là một người phụ nữ đoan trang, hiền thục, trung hậu đảm đang. Tôi lớn lên trong một gia đình có truyền thống cách mạng khi cha là Đại tá quân đội để tôi tự hào, vững bước trên con đường lập nghiệp. Mẹ tôi vất vả nuôi con, vừa sản xuất, vừa tham gia dân quân du kích trong thời kỳ kháng chiến, là tấm gương soi sáng tôi.

Từ khi trưởng thành, tôi luôn mong được trở thành một đảng viên ưu tú để cho cha mẹ tự hào cũng như tôi tự hào về cha mẹ. Tôi luôn ước nguyện rằng trên bước đường lập nghiệp được thành công phát triển để trở thành người có ích cho xã hội và sớm được trở thành một đảng viên. Tôi luôn mong muốn rằng dù làm doanh nghiệp vẫn được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng trong hệ thống chính trị của đất nước để được cống hiến cuộc đời mình cho đất nước. Vì vậy, tôi luôn cố gắng hết sức mình để phát triển sự nghiệp, phát triển doanh nghiệp góp phần phát triển kinh tế đất nước.

leftcenterrightdel
 Bà Nguyễn Nam Phương vinh dự được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tặng Bằng khen Doanh nghiệp tiêu biểu năm 2022.
leftcenterrightdel
Ông Trần Thanh Dũng, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu:

Hiện nay Đảng bộ TP Bà Rịa hiện có 46 tổ chức cơ sở đảng và 134 chi bộ trực thuộc với tổng số đảng viên là 4.815; trong đó có 12 tổ chức đảng trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước gồm: 2 chi bộ cơ sở, 10 chi bộ trực thuộc cơ sở, với 194 đảng viên. Từ năm 2020 đến nay, Ban Thường vụ Thành ủy tiếp tục quan tâm triển khai, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết, kết luận, quy định của Trung ương, Tỉnh ủy về phát triển kinh tế tư nhân và các chủ trương về công tác kết nạp đảng, thành lập tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước. Đồng thời ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện; tiếp tục kiện toàn ban chỉ đạo và tổ giúp việc ban chỉ đạo xây dựng tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước; xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm của ban chỉ đạo, trong đó giao chỉ tiêu kết nạp đảng, thành lập tổ chức đảng, đoàn thể cụ thể cho các đơn vị.

Năm 2022, Ban Thường vụ Thành ủy đã tổ chức khảo sát tình hình hoạt động của các chi bộ doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước. Qua khảo sát đã kịp thời tháo gỡ một số khó khăn, kiến nghị của các chi bộ và củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức đảng, quản lý đảng viên các chi bộ doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước.

Tuy nhiên, đa số doanh nghiệp trên địa bàn là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, số lượng lao động chính thức ít, công nhân, người lao động chủ yếu hợp đồng theo thời vụ, trình độ văn hóa, chuyên môn thấp; chủ doanh nghiệp và người lao động trong các doanh nghiệp đều tập trung sản xuất, kinh doanh, không có nguyện vọng vào đảng. Đa số doanh nghiệp còn e ngại việc thành lập tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp vì mất thời gian cho việc tổ chức sinh hoạt, thực hiện các hồ sơ, thủ tục, báo cáo công tác đảng, đoàn thể theo quy định.

Để tháo gỡ những khó khăn, hạn chế trong xây dựng tổ chức đảng tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước cần tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VI, Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 12/7/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Trong quá trình thực hiện phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, đồng thời gắn với trách nhiệm của từng đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, cấp ủy viên phụ trách chỉ đạo, theo dõi địa bàn, ngành, lĩnh vực.

Hai là tăng cường gặp gỡ doanh nghiệp để nắm bắt tình hoạt động, kịp thời tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp. Rà soát, thống kê lại danh sách các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước để làm cơ sở cho việc tiếp cận, vận động các doanh nghiệp thành lập tổ chức đảng, đoàn thể.

Ba là chỉ đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy phối hợp các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động, tạo được sự đồng thuận của doanh nghiệp trong công tác kết nạp đảng, xây dựng tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp. Đồng thời giáo dục, bồi dưỡng, định hướng về chính trị tư tưởng, lý tưởng phấn đấu vào Đảng của quần chúng trong các doanh nghiệp; chú trọng đổi mới phương thức tuyên truyền, vận động phù hợp với doanh nghiệp. Tổ chức lớp bồi dưỡng đối tượng kết nạp đảng, tạo điều kiện cho các quần chúng ưu tú trong doanh nghiệp tham gia học tập.

Bốn là chỉ đạo Đảng ủy các phường, xã kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo xây dựng tổ chức đảng và đoàn thể trong khu vực ngoài nhà nước, chủ động, tích cực tuyên truyền, tiếp cận, vận động doanh nghiệp; Đảng ủy các phường, xã và các chi bộ doanh nghiệp thực hiện tốt công tác rà soát, bồi dưỡng, tạo nguồn kết nạp đảng trong doanh nghiệp. Từ kết quả rà soát nguồn, xây dựng kế hoạch thực hiện công tác kết nạp đảng hàng năm.

Năm là chỉ đạo Liên đoàn Lao động, Thành đoàn và Hội Cựu Chiến binh thành phố phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ công tác xây dựng tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp, trong đó quan tâm củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đoàn thể đã thành lập trong các doanh nghiệp; tích cực đổi mới nội dung, phương thức tổ chức các phong trào phù hợp với đối tượng doanh nghiệp, thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho cho người lao động các doanh nghiệp tham gia hoạt động, rèn luyện, trao đổi, học tập kinh nghiệm, qua thực tiễn phong trào, kịp thời phát hiện, giới thiệu quần chúng ưu tú cho tổ chức đảng tạo nguồn, xem xét kết nạp đảng.

Sáu là tăng cường theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động, quản lý đảng viên của các chi bộ doanh nghiệp; kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh các chi bộ, các đảng viên chưa thực hiện tốt chế độ sinh hoạt chi bộ định kỳ. Đồng thời thường xuyên hướng dẫn các chi bộ thực hiện tốt chế độ sinh hoạt, báo cáo và thực hiện các thủ tục về công tác đảng vừa đảm bảo đúng quy định vừa tránh mất nhiều thời gian của chi bộ.

Phóng viên: Thưa bà, đảng viên trong doanh nghiệp ngoài nhà nước cần phải làm gì?

Nguyễn Nam Phương: Tôi nghĩ rằng không chỉ có công chức, viên chức mới là đảng viên, những người làm trong doanh nghiệp ngoài nhà nước cũng sẽ làm được, là những đảng viên xuất sắc trong hệ thống của Đảng. Tôi luôn học hỏi noi theo tấm gương sáng của Bác Hồ dặn dò và nhắn nhủ đến giới công thương, doanh nhân Đất Việt. Trong tâm trí của tôi lúc nào cũng thần tượng hình ảnh Bác Hồ và biết bao nhiêu người anh hùng liệt sỹ đã hi sinh vì dân tộc Việt Nam, vì nhân dân Việt Nam. Tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác, các thế hệ ông cha, trong đó có người cha kính yêu của tôi đã thúc dục ý chí của tôi vươn lên trong cuộc sống, xây dựng tương lai sự nghiệp vững vàng, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhiều người lao động, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.

Phóng viên: Hành trình khởi nghiệp của bà diễn ra như thế nào?

Nguyễn Nam Phương: Năm 1995, tôi về xã Hòa Long, thị xã Bà Rịa (nay là TP Bà Rịa) tạo lập trang trại đầu tư sản xuất nông nghiệp với mô hình V.A.C vừa kinh doanh nhà hàng, vừa sản xuất nông nghiệp. Thời điểm đó xã Hòa Long còn hoang sơ, dân cư thưa thớt, người dân có rất nhiều khó khăn, hạ tầng xã hội chưa có đường, điện nước, giao thông còn thiếu, nên chưa thu hút được nhà đầu tư phát triển.

Chứng kiến khó khăn của người dân địa phương nên tôi quyết định dùng tất cả nguồn vốn của mình và vay thêm ngân hàng, chấp nhận đánh cược với rủi ro mạnh dạn đầu tư vào hạ tầng dân cư nông thôn tại xã Hòa Long để nhằm mục đích đưa dân cư về Hòa Long sinh sống đông đúc đủ thì mới phát triển được nền kinh tế địa phương, người dân nơi đây mới thoát nghèo bền vững.

Phóng viên: Khi doanh nghiệp phát triển bền vững, tạo được nhiều việc làm cho người lao động, bà nghĩ đến điều gì?

Từ những nổ lực cố gắng tôi đã vượt qua nhiều khó khăn, đạt được ước nguyện của mình. Tôi đã từng ước mơ được trở thành đảng viên thì nay tôi đã là đảng viên. Bản thân tôi luôn thầm cảm ơn lãnh đạo Đảng, Nhà nước từ Trung ương đến địa phương luôn quan tâm và khích lệ tinh thần cho tôi có thêm động lực xây dựng và phát triển Công ty Lan Anh trong nhiều năm qua. Công ty TNHH Lan Anh kinh doanh nhiều ngành nghề, ngành bất động sản là chủ lực, công ty đầu tư phát triển hạ tầng dân cư nông thôn để người dân nơi đây có cuộc sống tốt hơn. Làm chủ doanh nghiệp tôi luôn quan tâm đến việc chia sẻ với cộng đồng luôn đóng góp nhiều vào an sinh xã hội chăm lo đời sống cho người lao động và hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

Xây dựng tổ chức đảng trong doanh nghiệp tư nhân là rất cần thiết

Phóng viên: Bà đánh giá gì về vai trò của việc xây dựng tổ chức đảng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước?

Bà Nguyễn Nam Phương: Việc xây dựng tổ chức đảng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước là rất ý nghĩa, rất cần thiết, nên làm, nên khuyến khích và vận động các doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu tham gia xây dựng tổ chức đảng để góp phần xây dựng nền tảng vững chắc trong hệ thống chính trị của nước Việt Nam. Đây là chủ trương chiến lược đúng đắn của Đảng, Nhà nước khi quyết tâm xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp tư nhân, kinh tế tư nhân - động lực quan trọng của nền kinh tế. Phát triển tổ chức đảng trong các doanh nghiệp tư nhân ngày càng trong sạch, vững mạnh, hoạt động thực chất, hiệu quả là những gì mà bản thân tôi đã từng mơ ước và quyết tâm phấn đấu.

Đảng ta đã có nhiều chủ trương, định hướng về tăng cường công tác xây dựng Đàng và các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn. Trong đó, tôi rất tâm đắc với Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 18/3/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường tổ chức Đảng trong các đơn vị kinh tế tư nhân. Để tăng cường phát triển tổ chức đảng và đảng viên trong các đơn vị kinh tế tư nhân, góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với khu vực kinh tế này, Ban Bí thư yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng cần tập trung thực hiện tốt 10 nội dung quan trọng. Trong đó, các cấp uỷ, tổ chức đảng ở cơ sở và cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng phân công cấp uỷ viên, cán bộ phụ trách tổ chức đảng trong đơn vị kinh tế tư nhân. Cùng với các cấp chính quyền, chủ động, tăng cường gặp gỡ, tiếp xúc, đối thoại với các chủ doanh nghiệp để nắm tình hình, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo sự đồng thuận trong việc thành lập và tổ chức hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể chính trị xã hội trong doanh nghiệp. Đồng thời, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đảng; tích cực xây dựng, phát triển tổ chức đảng, đảng viên trong các đơn vị kinh tế tư nhân.

Phóng viên: Là người đứng đầu Công ty TNHH Lan Anh bà nghĩ gì về việc thành lập chi bộ Đảng trong công ty?

Nguyễn Nam Phương: Bản thân tôi suy nghĩ đây là việc làm mang lại nhiều ý nghĩa và rất quan trọng, góp phần mang lại hiệu quả cao trong việc kinh doanh lành mạnh, chấp hành đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tham gia có trách nhiệm với cộng đồng xã hội.

Khi Chi bộ Đảng được các cấp lãnh đạo xem xét, cho thành lập sẽ là cầu nối gắn kết chặt chẽ hơn giữa doanh nghiệp với cấp ủy, chính quyền địa phương; doanh nghiệp tư nhân có cơ hội nắm bắt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nhanh hơn, chuẩn xác hơn; đồng thời phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người lao động tới chủ doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân có tổ chức đảng cũng sẽ có ý thức cao hơn trong thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình, tuân thủ pháp luật và các chuẩn mực đạo đức kinh doanh, phát triển ổn định và bền vững hơn.

Phóng viên: Với vai trò là Phó Bí thư Chi bộ Doanh nghiệp TP Bà Rịa, trong thời gian tới Chi bộ Doanh nghiệp TP Bà Rịa có những giải pháp nào đẩy mạnh công tác phát triển tổ chức đảng trong các doanh nghiệp tư nhân?

Bà Nguyễn Nam Phương: Tôi nghĩ rằng mình là người con của đất nước Việt Nam thì cần phải có sự cống hiến cho đất nước. Vì vậy, kể từ khi tôi thành lập doanh nghiệp đến này tôi luôn quan tâm đến đời sống của người lao động để chia sẻ bớt một phần nhỏ gánh nặng cho Nhà nước, luôn làm tròn trách nhiệm của mình điều hành doanh nghiệp, đi đầu gương mẫu về thực hiện nghĩa vụ tài chính nộp ngân sách Nhà nước, các khoản thuế phí và bảo hiểm xã hội an ninh quốc phòng. Bản thân tôi luôn quan tâm, mong muốn Chi bộ Doanh nghiệp TP Bà Rịa trực thuộc Thành ủy TP Bà Rịa luôn vững mạnh và phát triển thêm được nhiều đảng viên mới, nhiều tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp.

Bản thân tôi đang là Phó Bí thư Chi bộ Doanh nghiệp TP Bà Rịa, Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong nhiều nhiệm kỳ. Tôi luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, có tinh thần ngăn chặn những hành vi sai trái, tham ô, tham nhũng; phát huy vai trò gương mẫu của đảng viên để xây dựng tổ chức đảng trong giới doanh nghiệp, doanh nhân.

Kể từ khi thành lập Chi bộ Doanh nghiệp TP Bà Rịa thì lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo thành phố luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động và khích lệ động viên quan tâm đến Chi bộ. Đó là những động lực để Chi bộ doanh nghiệp TP Bà Rịa luôn phát triển, tăng số lượng đảng viên mới, góp phần thiết thực xây dựng tổ chức đảng ngày càng vững mạnh./.

Xin cảm ơn bà!

leftcenterrightdel
 Bà Lương Thị Lệ Hằng, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan  và Doanh nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Hiện nay, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN do Đảng lãnh đạo, vai trò của tổ chức đảng trong hoạt động của các doanh nghiệp là hết sức quan trọng.

Cụ thể, giúp định hướng tư tưởng chính trị cho doanh nghiệp phát triển. Doanh nghiệp nào có tổ chức đảng thì các tổ chức đoàn thể cũng hoạt động tốt hơn, sản xuất kinh doanh thuận lợi, người lao động yên tâm, phấn khởi làm việc. Có tổ chức đảng trong doanh nghiệp không chỉ tạo thuận lợi cho chính người lao động là đảng viên được sinh hoạt đảng tập trung, mà còn là cầu nối gắn kết doanh nghiệp với cấp ủy, chính quyền địa phương; phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của người lao động với chủ doanh nghiệp; đồng thời, động viên người lao động phát huy sáng kiến, trách nhiệm để nâng cao năng suất lao động, tham gia các phong trào thi đua tốt hơn, đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Một số tổ chức đảng đã phát huy vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục vận động công nhân, người lao động, chủ doanh nghiệp chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; quan tâm tạo nguồn, bồi dưỡng và kết nạp những quần chúng ưu tú vào Đảng; lãnh đạo đảng viên, quần chúng tích cực nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Qua thực tiễn cho thấy các tổ chức cơ sở đảng đã và đang từng bước phát huy được vai trò, vị trí và có đóng góp nhất định vào sự phát triển chung của doanh nghiệp. Các cấp ủy đảng đã tích cực tuyên truyền, giáo dục công nhân viên, người lao động và các thành viên trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời góp phần bảo đảm điều tiết hài hòa giữa 3 lợi ích: Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động; tạo được mối quan hệ giữa cấp ủy Đảng với Hội đồng Thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) và các tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp; tạo môi trường làm việc lành mạnh, đoàn kết, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Hầu hết các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chưa có tổ chức đảng; một số nơi không có tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên nên gây khó khăn cho quá trình tạo nguồn, kết nạp đảng viên. Phần lớn đời sống của công nhân, người lao động gặp nhiều khó khăn, việc làm thiếu ổn định do doanh nghiệp thu hẹp sản xuất kinh doanh, cắt giảm lao động...nên chưa thực sự quan tâm, tham gia các tổ chức chính trị- xã hội cũng như phấn đấu vào Đảng. Một số chủ doanh nghiệp, nhất là chủ doanh nghiệp là người nước ngoài chưa “mặn mà” trong việc thành lập tổ chức đảng tại doanh nghiệp.

Để thành lập được một tổ chức cơ sở đảng tại doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, Đảng ủy Khối phải mất nhiều thời gian đi tuyên truyền, vận động, thuyết phục, đối thoại, giải đáp thắc mắc và là cầu nối với chính quyền để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp để doanh nghiệp thấy được vai trò và tầm quan trọng, ý nghĩa và lợi ích của việc thành lập tổ chức đảng, phát triển đảng viên và tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong doanh nghiệp.

Trước bối cảnh đó, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy các tổ chức cơ sở đảng và đưa ra một số các giải pháp trên để đẩy mạnh công tác phát triển đảng và thành lập tổ chức đảng trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.

Hương Trà - Đại Lánh