leftcenterrightdel
 Một vụ cháy tàu cá gây thiệt hại nhiều tỉ đồng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. 

Theo đó, thông qua công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết tin báo về tội phạm, việc khởi tố, điều tra các vụ án hình sự, VKSND tỉnh Bình Thuận nhận thấy, thời gian qua, các cấp, ngành, đoàn thể, địa phương đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong chỉ đạo và triển khai thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, góp phần quan trọng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Tuy nhiên, thời gian qua trên địa bàn tỉnh đã xảy ra nhiều vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, theo số liệu 3 vụ cháy nổ gần nhất đã gây thiệt hại về tài sản khoảng trên 40 tỉ đồng, thương vong 5 người.

Để khắc phục các thiếu sót vi phạm trên, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, hạn chế thấp nhất các thiệt hại xảy ra, VKSND tỉnh Bình Thuận kiến nghị và đề xuất với Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận một số giải pháp như sau:

Chỉ đạo các Sở, ban, ngành và địa phương tập trung quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về Phòng cháy, chữa cháy như: Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2013); Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ hướng dẫn Luật phòng cháy và chữa cháy...để cán bộ và nhân dân biết, tự giác chấp hành.

Tăng cưòng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH cho các tầng lớp nhân dân nhất là đối với thanh thiếu niên, học sinh, đội ngũ lao động trong các ngành nghề dễ gây cháy nổ. Tuyên truyền về đặc tính nguy hiểm cháy nổ của quá trình hàn cắt kim loại, kiến thức an toàn cháy nổ trong quá trình hàn cắt.

Đổi mới về nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền vừa có chiêu rộng, vừa dễ hiểu, dễ tiếp thu. Phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền về PCCC trực tiếp tại cơ sở, thông qua các buổi họp tổ, họp thôn để người dân nắm và chấp hành tốt các quy định của pháp luật về PCCC; tăng cường thanh tra kiểm tra về PCCC, nhất là tại các địa bàn, cơ sở trọng điểm có nguy cơ cháy nổ như: quán Karaoke, bar, cơ sở hàn cất, cơ sở sửa xe, cơ sở sữa chữa tàu thuyền...

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về PCCC và CNCH. Tất cả các hành vi vi phạm về PCCC và CNCH phải được xử lý nghiêm theo quy định và bất buộc khắc phục đối với các cơ sở không đảm bảo điều kiện an toàn về PCCC và CNCH.

Công khai các cơ sở vi phạm quy định về PCCC và CNCH trên các phương tiện thông tin đại chúng để các cơ quan, tổ chức, cá nhân cùng tham gia giám sát; Tập trung rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách pháp luật về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình về PCCC và CNCH đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội.

Xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc không hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao, để xảy ra các vi phạm dẫn đến cháy, nổ nghiêm trọng trong đơn vị, tổ chức hoặc địa bàn mình phụ trách.

Phối hợp với các cơ quan tố tụng xác minh, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án vi phạm về phòng cháy chữa cháy kịp thời, nhanh chóng nhằm răn đe giáo dục và phòng ngừa tội phạm chung.

Việt Hoa