Ngày 3/10, thông cáo báo chí của Hội đồng Nebel tại Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển cho biết, trước đó cùng ngày Hội đồng đã quyết định trao giải Nobel Y Sinh 2022 cho nhà khoa học Thụy Điển Svante Pääbo, cho những khám phá của ông liên quan đến bộ gen của hominin (tổ tiên con người) đã tuyệt chủng và sự tiến hóa của con người, giúp làm sáng tỏ nguồn gốc của con người đã được ghi nhận và vinh danh.

“Thông qua nghiên cứu tiên phong của mình, Svante Pääbo đã thực hiện được một điều dường như không thể: giải trình tự bộ gen của người Neanderthal, một họ hàng đã tuyệt chủng của loài người ngày nay.”, thông cáo viết.

Ông Svante Pääbo đã thành công trong việc giải trình tự và tái tạo bộ gen của người Neanderthal, một phân loài của người cổ đại sinh sống tại đại lục Á-Âu cho tới tầm 40.000 năm trước, bằng cách sử dụng một mảnh xương ngón tay 40.000 năm tuổi được phát hiện trong hang động Denisova ở phía nam Siberia năm 2008, chứa DNA được bảo quản đặc biệt tốt.

leftcenterrightdel
 Nhà di truyền học Thụy Điển Svante Pääbo. Ảnh: Frank Vinken/ Viện Nhân chủng học Tiến hóa Max Planck.

Ảnh: Frank Vinken/ Viện Nhân chủng học Tiến hóa Max Planck

Cùng với việc phát hiện ra hominin Denisova chưa từng được biết đến trước đây, ông Pääbo phát hiện ra rằng sự chuyển giao gen đã xảy ra từ những hominin nay đã tuyệt chủng này sang loài người hiện đại (Homo sapiens)  sau khi họ di cư ra khỏi châu Phi khoảng 70.000 năm trước. 

Dòng gen cổ xưa này đối với con người ngày nay có liên quan đến sinh học ngày nay, ví dụ như ảnh hưởng đến cách hệ thống miễn dịch của chúng ta phản ứng với các bệnh nhiễm trùng.

Thông cáo nhấn mạnh, nghiên cứu của ông Paabo đã dẫn đến một ngành khoa học hoàn toàn mới gọi là Paleogenomics (Di truyền học người cổ đại). Những khám phá của ông cung cấp cơ sở để hiểu được điều gì khiến chúng ta trở thành loài người đơn nhất, thông qua việc hé lộ những khác biệt di truyền giúp phân biệt tất cả người hiện đại với những loài tổ tiên (hominin) đã tuyệt chủng.

Ông Pääbo (SN 1955) tại Stockholm, Thụy Điển, là nhà sáng lập Viện Nhân chủng học Tiến hóa Max Planck ở Đức (1999). Ông cũng là giáo sư thỉnh giảng tại Viện đại học Khoa học và Công nghệ Okinawa của Nhật Bản.

Cha của ông Pääbo cũng đã giành được giải thưởng tương tự vào năm 1982.

Văn Phong/NHK, Nobelprize