Các bậc phụ huynh hãy chú ý phòng ngừa tai nạn cho những đứa trẻ của mình bằng những lưu ý đơn giản dưới đây.

 

Hình minh hoạ. Nguồn: Internet
Hãy dạy trẻ cách chấp hành luật giao thông một cách đúng đắn để tránh những tai nạn không đáng có. Nguồn: Internet
 
Không cho trẻ tới gần hay bơi ở sông, hồ khi không có người lớn đi kèm.
 
Luôn đậy kín nắp bể, giếng.
 
Dạy trẻ cách đi bộ trên vỉa hè, chỉ được đi qua đường ở nơi có vạch dành cho người đi bộ hay cầu vượt, không được dàn hàng ngang trên đường, luôn quan sát kỹ xung quanh khi chạy xe.
 
Không để trẻ đến gần bếp than, lò sưởi và các thiết bị điện
 
Cầu thang phải có lan can. Cửa sổ, ban công phải có rào chắn bảo vệ.
 
Hãy tự trang bị cách sơ, cấp cứu cơ bản để có thể ứng phó với những tình huống bất trắc có thể xảy ra.
 
Gia đình hãy dành sự quan tâm và cẩn thận đối với trẻ, nhất là trong khoảng thời gian nghỉ hè, lễ hội, các dịp lễ Tết.

 

Hình minh hoạ. Nguồn: Internet
Hãy đảm bảo rằng tất cả các ổ điện/thiết bị điện trong gia đình bạn đã được bọc kín hoặc để xa tầm với của trẻ em. Nguồn: Internet
 
Trong cuộc sống, có rất nhiều trường hợp trẻ gặp tai nạn và không được sơ cấp cứu kịp thời đã để lại những hậu quả đáng tiếc. Bên cạnh đó, việc sơ cứu cho trẻ không đúng cách của người lớn cũng gây ra những ảnh hưởng đối với vết thương và sức khỏe của trẻ.
 
Theo thống kê, đuối nước là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong tai nạn thương tích ở trẻ em từ 4 – 15 tuổi. Tiếp đến, tai nạn giao thông cũng là nguyên nhân gây tử vong cao trong tai nạn thương tích ở trẻ em 10 tuổi trở lên. Nhóm dưới 4 – 5 tuổi thường gặp những tai nạn trong nhà ví dụ như: điện giật, bỏng, ngộ độc và những vết cắt do vật sắc nhọn. Đó là những tai nạn thương tích thường gặp nhất ở Việt Nam.
 
Khi cha mẹ không ngăn được trẻ tiếp xúc gần với yếu tố nguy cơ, không ngăn được vụ tai nạn xảy ra thì phải làm giảm những hậu quả của những thương tích đó bằng sơ cấp cứu đúng cách và phục hồi chức năng sau này. Trên thực tế, có rất nhiều vụ tai nạn thương tích mà các bác sĩ đều cảm thấy rất đáng tiếc rằng các bậc cha mẹ đang thiếu những kỹ năng sơ cứu ban đầu cho trẻ em, dẫn đến việc khi đưa trẻ vào bệnh viện thì thương tích đã rất nặng.

 

Hình minh hoạ. Nguồn: Internet
Hình minh hoạ. Nguồn: Internet
 
Bố mẹ hay người lớn nói chung thì cũng đều cần tự trang bị những kiến thức cơ bản về sơ cấp cứu. Ví dụ khi trẻ bị bỏng, tay bị nhúng vào nước sôi, bát bột, bát canh…thì cha mẹ đừng bôi bất cứ thứ gì lên vết thương như quan niệm, mà nên ngâm vùng bỏng của trẻ vào trong một bát nước hoặc chậu nước mát, trong vòng 15 – 20 phút, như vậy mới đảm bảo vết bỏng không bị quá sâu.
 
Mặt khác, loại kiến thức về mặt chuyên môn này không phải bậc cha mẹ nào cũng biết. Nếu sơ cấp cứu cho trẻ không đúng cách cũng sẽ gây hậu quả như sẹo, biến dạng, co rút tay chân…rất ảnh hưởng tới tương lai của trẻ sau này. Cha mẹ hãy dành một chút thời gian, một chút kinh phí để học hỏi, tìm hiểu để có thể tạo ra một môi trường an toàn cho con em mình.
 
Thùy Hương (t/h)