Ca bệnh tăng nhanh, chủ yếu do tiếp xúc cơ thể

Ngày 4/6, báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cập nhật tình hình bệnh đậu mùa khỉ cho biết, đến 2/6, có 780 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ đã được xác nhận từ 27 quốc gia tại 4 khu vực không lưu hành vi rút đậu mùa khỉ, tính từ ngày 13/5. 

Các “điểm nóng” bao gồm Anh 207 ca, Tây Ban Nha 156 ca, Bồ Đào Nha 138 ca, Đức 57 ca,..

Các cuộc điều tra dịch tễ đang được tiến hành nghiêm túc. Hầu hết các trường hợp được báo cáo cho đến nay đều được phát hiện thông qua dịch vụ sức khỏe tình dục hoặc các dịch vụ y tế khác tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu và chủ yếu liên quan đến quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM).

leftcenterrightdel
 Hình ảnh vi rút đậu mùa khỉ hiển thị trên kính hiển vi điện tử. Nguồn: CDC / Cynthia S. Goldsmith/ Science Source.

Đến nay, mặc dù chủng vi rút Tây Phi đã được xác định hiện diện ở tất cả các ca bệnh, nhưng hầu hết các trường hợp được xác nhận lại có tiền sử du lịch đến các quốc gia ở châu Âu và Bắc Mỹ, chứ không phải Tây hoặc Trung Phi, nơi vi rút đậu mùa khỉ lưu hành. 

Sự xuất hiện đột ngột và bất ngờ của bệnh đậu mùa khỉ đồng thời ở một số quốc gia không lưu hành cho thấy có thể đã có sự lây truyền không bị phát hiện trong một khoảng thời gian không xác định.

Nguy cơ vừa phải!

Theo WHO, hiện nay, biểu hiện lâm sàng của các trường hợp được xác nhận đã có những thay đổi. Trong đợt bùng phát này, nhiều trường hợp không có bệnh cảnh lâm sàng cổ điển thường thấy với bệnh đậu mùa khỉ. 

Trong các trường hợp được mô tả, các triệu chứng biểu hiện phổ biến bao gồm tổn thương bộ phận sinh dục và quanh hậu môn (mun nước, mụn mủ hay loét), sốt, sưng hạch bạch huyết và đau khi nuốt, trong đó các vết loét ở miệng kết hợp với sốt và sưng hạch bạch huyết vẫn là một triệu chứng chung.

leftcenterrightdel
 Mụn nước, triệu chứng cổ điển phổ biến của bệnh đậu mùa khỉ. Nguồn: The Health Site.

Biểu hiện ban đầu của phát ban ở bộ phận sinh dục hoặc quanh hậu môn trong nhiều trường hợp là hệ quả của sự tiếp xúc thân thể với nguồn bệnh, như khi quan hệ tình dục. 

Một số trường hợp cũng được mô tả là có mụn mủ xuất hiện trước khi có các triệu chứng thể chất (như sốt) và có các tổn thương ở các giai đoạn phát triển khác nhau, cả hai đều không điển hình như biểu hiện bệnh đậu mùa khỉ từng được ghi nhận. 

Ngoài các trường hợp được báo cáo ở các nước không lưu hành dịch bệnh, WHO tiếp tục nhận được thông tin cập nhật về tình hình dịch đậu mùa khỉ đang diễn ra ở các nước lưu hành vi rút ở khu vực châu Phi, thông qua các cơ chế giám sát đã được thiết lập. 

Từ đầu năm đến ngày 1/6, có 44 trường hợp xác nhận, 1.408 trường hợp nghi ngờ và 66 trường hợp tử vong đã được báo cáo từ 7 quốc gia lưu hành bệnh, chủ yếu ở Cộng hòa dân chủ Congo và Nigeria .

leftcenterrightdel
 Vi rút đậu mùa khỉ có thể tồn tại tới 10 tuần trong cơ thể với những triệu chứng bất thường không cổ điển. Nguồn: thehealthsite.com

Có hai chủng vi rút bệnh đậu khỉ được biết đến, một chủng đặc hữu ở Tây Phi (WA) và một ở khu vực lưu vực sông Congo (CB). Dòng WA trong lịch sử có tỉ lệ tử vong nói chung thấp hơn <3% trong khi dòng CB thường xuyên gây ra bệnh nặng hơn với tỉ lệ tử vong theo ca bệnh (CFR) được báo cáo từ 1-10%.

Quá trình điều tra, WHO xác định cơ chế lây truyền từ người sang người chủ yếu xảy ra khi tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc vật lí trực tiếp (tiếp xúc cơ thể) hoặc tiếp xúc qua các vật dụng bị nhiễm mầm bệnh (khăn trải giường, đồ điện tử, quần áo,..).

Các vắc xin ACAM-2000 và MVA-BN đang được một số quốc gia triển khai để quản lí các trường hợp tiếp xúc gần. 

Hiện tại, rủi ro sức khỏe cộng đồng ở cấp độ toàn cầu được được WHO đánh giá là vừa phải, do đây là lần đầu tiên nhiều trường hợp và ổ bệnh đậu khỉ được báo cáo đồng thời ở các quốc gia không lưu hành và lưu hành ở các khu vực địa lí khác nhau.

Mặc dù nguy cơ hiện tại đối với sức khỏe con người và đối với cộng đồng hiện khá thấp, nhưng WHO cảnh báo, nguy cơ này có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu loại vi rút này xác lập vị trí ở các quốc gia không lưu hành và trở thành một mầm bệnh phổ biến. 

Văn Phong (theo WHO)