Trước đó, khoa Cấp cứu Bệnh viện Đà Nẵng tiếp nhận bệnh nhân N.Đ.P nhập viện trong tình trạng nguy kịch, nhồi ép tim liên tục, do ngừng tuần hoàn chưa rõ nguyên nhân.

Theo người nhà bệnh nhân cho biết, nam bệnh nhân N.Đ.P khởi phát bệnh chỉ trong vòng 1 ngày với triệu chứng sốt cao, mệt, kèm đau đầu. Các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực - chống độc chẩn đoán đây là trường hợp viêm cơ tim nguy kịch.

Bệnh nhân được ép tim và sốc điện liên tục nhưng không tái lập tuần hoàn. Ngay lập tức, quy trình báo động đỏ nội viện được kích hoạt, ekip bác sĩ khoa Hồi sức tích cực và khoa Ngoại tim mạch đã quyết định can thiệp bằng kỹ thuật ECMO cấp cứu để điều trị bệnh nhân.

leftcenterrightdel
 Các bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng vừa cứu sống thành công nam bệnh nhân bị viêm cơ tim cấp, choáng tim nguy kịch bằng kỹ thuật tim phổi nhân tạo. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp)

Quá trình thực hiện cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp và kỹ thuật Ecmo diễn ra hơn 30p. Sau 6 ngày điều trị tích cực, tim của bệnh nhân dần hồi phục, bệnh nhân được ngừng ECMO, tiếp tục điều trị chăm sóc hồi sức. Hiện tại, sau hơn 10 ngày điều trị, bệnh nhân P đã ổn định và được chuyển đến khoa Nội tim mạch để tiếp tục điều trị.

“Đây là một trong những trường hợp cấp cứu nội khoa nặng, bệnh nhân trẻ tuổi và tình trạng ngừng tim diễn ra rất đột ngột nên đòi hỏi bác sĩ phải có kinh nghiệm chẩn đoán được ngừng tuần hoàn, xử lý kịp thời và nhanh chóng. Ở đây điều đáng nói là các bác sĩ ở Trung tâm Cấp cứu 115 đã liên hệ khoa Hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Đà Nẵng để được hỗ trợ chuyên môn cũng như chuẩn bị sẵn sàng phương án tiếp nhận điều trị.” – Bác sĩ Hà Sơn Bình - Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết.

Bác sĩ Bình khuyến cáo thêm, đối với những trường hợp tương tự, ngành y tế thành phố nên xây dựng báo động đỏ các bộ phận liên quan, sự phối hợp nên thường xuyên và có sự kết nối bài bản.

 


L.T