Tại phiên họp lần thứ 17 của Ủy ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Rabat, Maroc, từ 28/11-3/12, “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” đã được ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của UNESCO.

leftcenterrightdel
 Điều khác biệt, người Chăm nặn gốm không dùng bàn xoay mà chạy giật lùi quanh bệ nặn, lấy tay làm cữ. NH

Sản phẩm gốm Chăm chủ yếu là đồ gia dụng, đồ thờ cúng, đồ mỹ nghệ do phụ nữ làm. Tri thức và kỹ năng đặc thù của nghề làm gốm được trao truyền trong gia đình. Thực hành văn hóa này mang lại một nguồn thu nhập, đồng thời cũng là phương thức gìn giữ, bảo vệ tập quán của người Chăm ở Việt Nam.

Khác với kỹ thuật làm gốm phổ biến trên thế giới, đặc trưng cơ bản trong kỹ thuật tạo tác gốm của người Chăm ở chỗ không dùng bàn xoay, người nặn gốm chạy (giật  lùi) quanh bệ nặn để tạo hình gốm.

leftcenterrightdel
 Các khâu chế tác, từ nặn đến hoàn thiện đều làm thủ công với những nguyên vật liệu từ thiên nhiên. NH

Các công đoạn sản xuất gốm toàn thủ công.

Ngoài ra, gốm không được tráng men mà được nung ngoài trời bằng củi và rơm từ 7-8 giờ, ở nhiệt độ khoảng 800 độ C. 

Nguyên liệu thô, gồm đất sét, cát, nước, củi và rơm là nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Kiến thức và kỹ năng làm gốm được truyền lại cho các thế hệ trẻ trong gia đình thông qua thực hành. 

leftcenterrightdel
 Gốm được xếp lớp trên củi, nung lộ thiên. Ảnh: MXH.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực bảo tồn, sự tồn tại của nghề thủ công độc đáo này đang đối mặt với nguy cơ mai một do tác động của quá trình đô thị hóa làm hạn chế việc tiếp cận nguyên liệu thô, thiếu năng lực thích ứng với nền kinh tế thị trường và sự thiếu quan tâm của giới trẻ.

V.H/UNESCO.org