Giá trị văn hóa, tâm linh là hồn cốt của mỗi di tích. Vì thế mà sự hài hòa giữa phát triển du lịch với bảo tồn bản sắc văn hóa luôn là một câu chuyện thời sự ở các địa phương muốn phát triển du lịch dựa trên lợi thế của các cơ sở thờ tự.

 


Trong xã hội công nghiệp, nhu cầu hòa mình vào thiên nhiên và tìm đến với niềm tin tôn giáo ngày càng lớn. Đây là tiềm năng để khai thác những lợi thế của du lịch tâm linh. Tuy nhiên, theo giáo sư Ngô Đức Thịnh, tiềm năng sẽ luôn đi kèm với thách thức nếu chúng ta tổ chức khai thác du lịch không hợp lý.

Giáo sư Ngô Đức Thịnh phân tích: “Văn hóa thể hiện sự khát vọng. Nhưng nếu chúng ta biến nó thành trò diễn lặp đi lặp lại để thu tiền thì chủ thể không còn tâm hồn thể hiện cái đó nữa. Bất cứ một đền, chùa nào dù lớn hay nhỏ cũng đều phải quan tâm đến hàng loạt vấn đề về môi trường, điều tiết hợp lý nhu cầu đi lại của du khách để vào đó người ta có một không gian tương đối, chứ không phải chen chúc nhau. Như lễ hội đền Trần, hiện tượng du khách giẫm đạp lên nhau trở thành hành động phá hoại tâm linh một cách thảm hại”.

Giá trị văn hóa, tâm linh là hồn cốt của mỗi di tích. Vì thế mà sự hài hòa giữa phát triển du lịch với bảo tồn bản sắc văn hóa luôn là một câu chuyện thời sự ở các địa phương muốn phát triển du lịch dựa trên lợi thế của các cơ sở thờ tự vốn đa phần đã được công nhận là các di tích văn hóa, lịch sử.
 

Theo VTV News

.