Bỏ quy định yêu cầu cần sổ hộ khẩu giấy
Để phù hợp với quy định bỏ sổ hộ khẩu giấy theo Luật Cư trú 2020, các thủ tục liên quan đến sổ đỏ không còn yêu cầu nộp hoặc xuất trình sổ hộ khẩu giấy khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Thay vào đó, tùy từng trường hợp sẽ có yêu cầu khác như:
- Đối với đất hộ gia đình: Yêu cầu văn bản thỏa thuận phải có thông tin của thành viên hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản tại thời điểm được giao đất, cho thuê đất…
- Trường hợp phân chia hoặc hợp nhất quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của vợ, chồng: Khai thác thông tin về tình trạng hôn nhân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Khi thay đổi số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân trên sổ đỏ làm thay đổi nhân thân của người có tên trên sổ đỏ hoặc địa chỉ của sổ đỏ đã được cấp thì có thể khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
|
Không cần nộp bản gốc sổ đỏ trong trường hợp thực hiện theo quyết định/bản án của Tòa án hoặc quyết định thi hành án đã có hiệu lực thi hành hoặc thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo yêu cầu của Tòa án, cơ quan thi hành án mà không thu hồi được bản gốc sổ đỏ đã cấp |
|
Ghi số định danh cá nhân vào sổ đỏ
Thông tư 14 sửa đổi, bổ sung quy định về việc ghi thông tin người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) đối với cá nhân trong nước như sau:
Cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú.
Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”;
- Trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”;
- Trường hợp thẻ Căn cước công dân thì ghi “CCCD số:…”;
- Trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân thì ghi “Giấy khai sinh số…” hoặc “số định danh cá nhân:…;”
Hiện hành tại Thông tư 23/2014/TT-BTNMT (sửa đổi tại Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) quy định: Nếu trong trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân thì sẽ ghi “Giấy khai sinh số…”
Như vậy, từ ngày 16/10/2023, trong trường hợp cá nhân được cấp sổ đỏ chưa có Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân thì được ghi số định danh cá nhân của mình.
Hồ sơ xác nhận thay đổi số CCCD, CMND trên sổ đỏ
Theo Điều 2 của Thông tư 14, hồ sơ nộp khi xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số giấy CMND, số thẻ CCCD, số định danh cá nhân, địa chỉ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã cấp gồm có:
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo mẫu số 09/ĐK;
- Bản gốc giấy chứng nhận đã cấp;
- Trường hợp thay đổi số giấy CMND hoặc giấy chứng minh quân đội hoặc thẻ CCCD hoặc số định danh cá nhân hoặc giấy tờ khác chứng minh thay đổi nhân thân của người có tên trên giấy chứng nhận hoặc địa chỉ trên giấy chứng nhận đã cấp thì cơ quan giải quyết thủ tục có trách nhiệm khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc công nhận việc thay đổi thông tin pháp nhân đối với trường hợp thay đổi thông tin về pháp nhân của tổ chức đã ghi trên giấy chứng nhận.
Trường hợp không cần nộp bản gốc sổ đỏ
Bên cạnh việc sửa đổi hồ sơ liên quan đến các thủ tục về sổ đỏ, một trong những thay đổi liên quan đến sổ đỏ từ 16/9/2023 nêu tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 14 năm 2023 là quy định trường hợp không phải nộp sổ đỏ gốc trong hồ sơ đăng ký biến động do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai, xử lý nợ thế chấp, góp vốn, kê biên, đấu giá…
Đó là, trường hợp thực hiện theo quyết định/bản án của Tòa án hoặc quyết định thi hành án đã có hiệu lực thi hành hoặc thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo yêu cầu của Tòa án, cơ quan thi hành án mà không thu hồi được bản gốc sổ đỏ đã cấp.