Những cái chết thương tâm

Hằng năm, cứ vào mỗi dịp hè, tình trạng tai nạn đuối nước ở lứa tuổi học sinh trên cả nước lại tăng đột biến. Những tai nạn này đã trở thành nỗi ám ảnh đối với phụ huynh, các cơ quan chức năng khi mà thời điểm mùa hè đã bắt đầu đến.

Vẫn còn nhớ, vào giữa tháng 4 vừa qua, người dân Gia Lai bàng hoàng khi nghe tin sự việc 3 học sinh trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành (thị trấn Phú Túc, huyện Krong Pa) tử vong do đuối nước. Vụ việc này xảy ra vào ngày 14/4 khiến gia đình và mọi người vô cùng xót xa. Hiện trường vẫn còn dép, mũ và cần câu của các em để lại. Theo nhận định của người dân tại thời điểm đó, 3 học sinh này vào hồ cá gia đình của một trong ba em để câu cá. Do thời tiết nắng nóng, 3 em đã rủ nhau tắm nhưng vì không biết bơi nên đã xảy ra tai nạn trên. Đau lòng hơn, cả 3 em đều ở độ tuổi từ 6 đến 8 tuổi.

Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ tử vong do đuối nước cao nhất khu vực Đông Nam Á

Số liệu thống kê của Bộ Y tế cách đây chưa lâu cho thấy, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 7.000 trẻ em tử vong vì tai nạn thương tích, trong đó hầu hết là do đuối nước. Những con số đau lòng này khiến nước ta trở thành quốc gia có tỷ lệ tử vong do đuối nước cao nhất khu vực Đông Nam Á và cao gấp 10 lần các nước phát triển.

Còn tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, tại thời điểm 13h ngày 6/5, nhóm học sinh khoảng 10 em rủ nhau ra tắm tại sông Mã, đoạn chảy qua thôn Vực (xã Vĩnh Ninh). Trong quá trình tắm, 4 học sinh đều học lớp 7B, trường THCS Vĩnh Ninh, đã bị nước cuốn vào vòng xoáy, rồi nhấn chìm.

Mới đây thôi, tại Nghệ An, sáng 30/5, nhóm 10 học sinh lớp 8 trường THCS Trung Thành, xã Trung Thành (huyện Yên Thành) tới khu vực đập nước Trại Xanh ở xã Trung Thành dã ngoại tự phát mà không có giáo viên đi cùng. Gần trưa, một số em xuống tắm thì không may bị đuối nước. Nghe tiếng kêu cứu, người dân địa phương tập trung đến tìm cách cứu vớt, nhưng chỉ kịp thời cứu được 2 em còn 5 em đã chìm sâu, vĩnh viễn nằm lại trong dòng nước.

leftcenterrightdel
 Ba chị em ruột ở Quảng Bình bị chết đuối thương tâm

Trước đó mấy ngày, tại Quảng Bình xảy ra 3 vụ đuối nước chỉ trong vòng chưa đầy một tuần khiến 8 em học sinh tử vong thương tâm.

Theo đó, khoảng 9h ngày 23/5, sau khi dự lễ tổng kết năm học tại Trường THCS Thanh Thạch, huyện Tuyên Hóa, một nhóm gồm 8 học sinh đã rủ nhau ra sông Gianh, đoạn qua thôn 2, xã Thanh Thạch để tắm. Trong lúc tắm, 3 em học sinh nữ đã không may bị đuối nước. Nghe tiếng hô hoán, nhiều người dân đã đổ ra sông để cứu, tuy nhiên khi vớt được lên bờ cả 3 em đã tử vong.

Chưa hết bàng hoàng, vào khoảng 13h cùng ngày, 2 em Hồ Thị Ánh Tuyết, học sinh lớp 3 và Hồ Thị Kim Yên, học sinh lớp 1, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 1 Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, trong lúc theo mẹ lên rẫy đã rủ nhau xuống tắm tại khu vực thượng nguồn sông Gianh. Trong lúc tắm, 2 em này đã bị đuối nước tử vong.

Thương tâm hơn, 6 ngày sau cũng tại Quảng Bình lại diễn ra 1 vụ đuối nước khiến 3 em học sinh nghèo tử vong trong lúc đi bắt cua đêm để phụ giúp gia đình. Vụ đuối nước lại tiếp tục diễn ra tại huyện Minh Hóa, lần này là xã Tân Hóa, 1 xã vùng cao khó khăn bậc nhất của tỉnh Quảng Bình. Chỉ vì muốn phụ giúp cho gia đình, 3 em học sinh gồm Đinh Hồng Thuyên (SN 2006), Trần Thị Huệ (SN 2009), Trần Thị Huyền (SN 2009) đã rủ nhau đi bắt cua tại 1 con suối gần nhà rồi bị đuối nước thương tâm.

Gần đây nhất là trường hợp đuối nước thương tâm của ba chị em ruột gồm Hoàng Thị H. (SN 2009), Hoàng Thị Thanh Ph. (SN 2001) và Hoàng Văn H. (SN 2003) ở thôn Thanh Châu, xã Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa đi tắm thì bị nước trên dòng kênh nhỏ, sát mép sông Gianh cuốn trôi.

Nguyên nhân những vụ đuối nước đau lòng

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tai nạn thương tích trẻ em là vấn đề mang tính toàn cầu. Trung bình mỗi năm trên thế giới có khoảng 900.000 trẻ tử vong do tai nạn thương tích, tương đương với gần 2.500 trẻ tử vong mỗi ngày và mỗi giờ có hơn 100 trẻ tử vong. Còn tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng 8.000 trẻ tử vong vì tai nạn thương tích, trong đó phần lớn là do các tai nạn trong đời sống sinh hoạt thường ngày như: Bỏng, ngã, ngộ độc thuốc, đuối nước...

leftcenterrightdel
 

Riêng tại Việt Nam, những vụ đuối nước liên tiếp xảy ra và tất cả các nạn nhân đều là những em học sinh đều sống ở vùng nông thôn, vùng cao hẻo lánh.

Theo cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình, địa phương có tới 30 trường hợp trẻ em bị đuối nước trong 6 tháng đầu năm thì số lượng này tăng lên 1 cách đột biến so với những năm trước.

Số liệu thống kê của Sở Lao động Thương binh xã hội tỉnh cho biết, từ năm 2014 đến 6 tháng đầu năm 2019, số trẻ em bị đuối nước tăng lên đột biến.

Nếu năm 2015, ở Quảng Bình có 17 em nhỏ tử vong do đuối nước, năm 2016 có 29 em, năm 2017 là 22 em, năm 2018 là 17 em thì mới 6 tháng đầu năm 2019 đã có gần 30 em.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ, trong đó phổ biến là trẻ không biết bơi. Đặc biệt ở những vùng nông thôn, miền núi, do điều kiện sống còn khó khăn, bố mẹ đang lo mưu sinh nên việc cho con em học bơi chưa được quan tâm. Phần lớn các em tự học bơi khi tiếp xúc với sông, suối, biển mỗi ngày. Vì vậy, đi đôi với việc sớm thành thục kỹ năng bơi là những hiểm nguy rình rập khi không có người lớn đi cùng.

Ngoài ra, sự thiếu giám sát của người lớn, sự chủ quan của bố mẹ để trẻ tự do vui chơi tại những khu vực nguy hiểm, như: sông, hồ, biển... Mặt khác, hiện nay, môi trường sống ngay trong từng gia đình và cộng đồng dân cư chưa an toàn, tiềm ẩn các nguy cơ gây đuối nước trẻ em. Cụ thể, như các hố bom, giếng cạn, các khúc sông, hồ nước sâu, nước xoáy gần khu dân cư không có rào chắn, biển cảnh báo nguy hiểm.

Những giải pháp được đưa ra

Ông Trịnh Đình Dương - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh Xã hội cho biết, để phòng đuối nước cho trẻ, việc đầu tiên và quan trọng nhất đó là phải dạy trẻ biết bơi.

“Hiện nay, việc dạy bơi cho trẻ ở tỉnh Quảng Bình chỉ dừng lại ở mức độ tự phát, tình trạng thiếu bể bơi, thiếu kỹ thuật bơi căn bản cũng là yếu tố ảnh hưởng tới việc dạy trẻ kỹ năng này”. Ông Dương trăn trở.

leftcenterrightdel
Dạy bơi cho trẻ là biện pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu tình trạng đuối nước ở trẻ em

Hiện nay, nhiều địa phương ở tỉnh Quảng Bình đã chú trọng việc dạy bơi cho trẻ. Trong đó, Trường tiểu học Đồng Phú (TP Đồng Hới) và Trường tiểu học Quán Hàu (Quảng Ninh) là hai trường được Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức Golden West chọn triển khai dự án lắp đặt bể bơi nổi trong nhà và tổ chức dạy kỹ năng bơi an toàn, phòng tránh đuối nước. Đến nay, các trường đã làm tốt công tác quản lý, tổ chức chương trình giáo dục kỹ năng bơi an toàn và phòng tránh đuối nước cho học sinh trong trường cũng như địa bàn thành phố. Mô hình đang được các cấp, các ngành tin tưởng và ủng hộ để nhân rộng.

Trao đổi với PV đề việc đưa môn bơi vào chương trình học chính thức, Ông Đinh Quý Nhân - Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Bình cho biết, lâu nay bơi lội chỉ được lồng ghép trong các hoạt động ngoài giờ vì trong chường trình học của Bộ GD không có môn này.

Bước vào năm học mới 2020-2021, Sở sẽ xem xét một số vấn đề, trong đó có việc đưa môn bơi lội và kỹ năng phòng chống đuối nước vào chương trình cho các em”. Ông Nhân cho biết.

 Rủ nhau đi tắm, 3 anh em đuối nước thương tâm

Khoảng 18 giờ ngày 8/7, các cháu Vũ Hoàng Lâm, SN 2011; Vũ Anh Việt, sinh ngày SN 2012 (hiện đang là học sinh trường Tiểu học cơ sở xã Minh Hòa) và cháu Vũ Phú An, SN 2013 (Trường mầm non Minh Hòa), huyện Kim Môn (Hải Dương) rủ nhau ra khu vực cống Cừ, thôn Tư Đa, xã Minh Hòa tắm. Đến khoảng 18h15 cùng ngày, một nhóm bạn rủ nhau ra cống Cừ tắm thì phát hiện trên bờ cống có 3 cái mũ, 2 đôi dép và 1 đôi dép nổi trên mặt nước nên xuống mò tìm thì phát hiện thi thể các cháu: Lâm, Việt, An ở dưới nước. Đau xót hơn khi 3 cháu bị đuối nước là anh em con chú con bác, 2 trong số 3 cháu là anh em ruột.

Bình Minh

Nguyễn Cường