Về vấn đề này, Luật sư Trần Anh Tú – thuộc Công ty Luật TNHH Hùng Thắng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội có ý kiến như sau:

leftcenterrightdel
Ths, luật sư Trần Anh Tú – Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Hùng Thắng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội.

Những doanh nghiệp nợ tiền thuế sẽ bị cơ quan thuế tính tiền chậm nộp tiền thuế, áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế.

Tiền chậm nộp tiền thuế được quy định tại Khoản 2 Điều 34 Thông tư số 156/2013/TT-BTC (đã được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 3 Điều 3 Thông tư 130/2016/TT-BTC) như sau:

- Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh từ ngày 01/7/2016 thì tiền chậm nộp được tính theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.

- Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh trước ngày 01/7/2016 nhưng sau ngày 01/7/2016 vẫn chưa nộp thì tính như sau:

+ Trước ngày 01/01/2015 tính phạt chậm nộp, tiền chậm nộp theo quy định tại Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 (0,05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp không quá chín mươi ngày; 0,07%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp vượt quá thời hạn chín mươi ngày);

+ Từ ngày 01/01/2015 tính tiền chậm nộp theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13 (0,05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp);

+ Từ ngày 01/7/2016 tính tiền chậm nộp theo mức 0,03%/ngày trên số tiền thuế chậm nộp.

- Trường hợp người nộp thuế khai thiếu tiền thuế của kỳ thuế phát sinh trước ngày 01/7/2016 nhưng sau ngày 01/7/2016, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện qua thanh tra, kiểm tra hoặc người nộp thuế tự phát hiện thì áp dụng tiền chậm nộp theo mức 0,05%/ngày (hoặc mức phù hợp quy định của văn bản pháp luật từng thời kỳ) từ ngày phải nộp theo quy định của pháp luật đến hết ngày 30/6/2016 và theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế khai thiếu từ ngày 01/7/2016 đến ngày người nộp thuế nộp vào ngân sách nhà nước.

Để truy thu thuế, cơ quan thuế sẽ tiến hành thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 18. Các trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

1. Các trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đối với người nộp thuế:

a) Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế đã quá 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế theo quy định; quá thời hạn gia hạn nộp thuế.

b) Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trn.

c) Quá thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế mà người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính v thuế. Trường hợp, quyết định xử phạt vi phạm hành chính v thuế có thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày mà người nộp thuế không chp hành quyết định xử phạt theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế (trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt).

2. Tổ chức tín dụng không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và Luật xử lý vi phạm hành chính.

3. Đối với bên bảo lãnh nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt cho người nộp thuế theo văn bản bảo lãnh nếu đến thi hạn quy định mà người nộp thuế chưa nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt vào tài khoản của ngân sách nhà nước thì bên bảo lãnh phải nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt cho người nộp thuế theo văn bản bảo lãnh. Trường hợp, quá 90 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tin thuế, tin phạt, tiền chậm nộp tiền phạt theo văn bản chp thuận của cơ quan thuế mà chưa nộp đủ thì bên bảo lãnh bị cưỡng chế theo quy định của Luật quản lý thuế và Luật xử lý vi phạm hành chính.

4. Kho bạc Nhà nước không thực hiện việc trích tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan thuế.

5. Tổ chức, cá nhân có liên quan không chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan có thm quyền.

6. Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt đến thời hạn áp dụng biện pháp cưỡng chế thuế thuộc đối tượng được cơ quan thuế ra quyết định cho nộp dần tiền nợ thuế, tiền phạt theo quy định tại Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Điều 79 Luật xử lý vi phạm hành chính thì chưa áp dụng biện pháp cưỡng chế trong thời gian được nộp dần tiền nợ thuế, tiền phạt.

Theo đó, các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy định tại Điều 18 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP bao gồm:

- Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản.

- Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.

- Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.

- Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu tiền thuế nợ, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.

- Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ.

- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

Hương My