leftcenterrightdel
 Ths. Luật, Luật sư Nguyễn Trọng Hào tư vấn pháp luật cho người dân.

Đối với trường hợp này, người chuyển nhầm hoàn toàn có quyền đòi lại số tiền chuyển nhầm đó căn cứ Điều 166 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể:

“Điều 166. Quyền đòi lại tài sản

1.Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật…”

Nếu biết người nhận được số tiền chuyển nhầm đó thì trực tiếp hoặc liên hệ ngay với ngân hàng để yêu cầu người nhận chuyển nhầm hoàn trả tiền. Người nhận chuyển nhầm phải có nghĩa vụ hoàn trả số tiền chuyền nhầm đó, căn cứ:

“Điều 579. Nghĩa vụ hoàn trả

1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điều 236 của Bộ luật dân sự 2015.

Hành vi nhận chuyển nhầm mà không trả lại cho khổ chủ thì xử lý như thế nào?

Đối với hành vi nhận chuyển nhầm mà không trả lại cho khổ chủ, người nhận chuyển nhầm có thể bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 -5.000.000 đồng và buộc phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp người nhận chuyển nhầm không trả lại số tiền chuyển nhầm trị giá dưới 10.000.000 đồng. Quy định cụ thể trong Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác…”.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

...

đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;

…”

Trong trường hợp số tiền nhận chuyển nhầm trị giá hơn 10.000.000 đồng, đã đủ cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản theo Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) và ứng với mốc tiền khác nhau sẽ có mức hình phạt là khác nhau và cao nhất lên đến 05 năm tù. Cụ thể:

Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản – Bộ luật Hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017)

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
Phi Sơn (T/H)