leftcenterrightdel
 Ths. Luật, Luật sư Nguyễn Trọng Hào - Giám đốc Công ty Luật TNHH Nhân Bản. 

Để hiểu rõ hơn về việc xử lý các hành vi nêu trên, Ths. Luật, Luật sư Nguyễn Trọng Hào - Giám đốc Công ty Luật TNHH Nhân Bản sẽ trả lời thông tin đến bạn đọc.

Hành vi phá rừng được định nghĩa tại Điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ-CP bao gồm những hành vi sau: “Hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”

Tội hủy hoại rừng bị xử lý như thế nào?

Tội hủy hoại rừng là một tội phạm được quy định cụ thể tại Điều 243 Bộ Luật Hình sự 2015. Với mức xử phạt nhẹ nhất là cải tạo không giam giữ đến 03 năm và nặng nhất là phạt tù có thời hạn đến 15 năm.

Ngoài ra người phạm tội hủy hoại rừng còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đối với pháp nhân thương mại phạm tội hủy hoại rừng thì mức xử phạt thấp nhất là 500.000.000 đồng và cao nhất là 7.000.000.000 đồng. Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động và cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm hay thậm chí là bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Còn hành vi khai thác khoáng sản trái phép, căn cứ vào các quy định của Luật Khoáng sản 2010 thì việc khai thác khoáng sản trái phép là hành vi vi phạm pháp luật do cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động thu hồi khoáng sản mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.

Hành vi khai thác khoáng sản trái phép bị xử lý như thế nào?

Căn cứ vào các quy định tại Điều 227 Bộ luật Hình sự 2015 về tội “Vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” thì người có hành vi vi phạm pháp luật trong việc khai thác tài nguyên thì có thể bị phạt tiền thấp nhất từ 300.000.000 đồng và cao nhất 5.000.000.000 đồng, phạt tù có thời hạn nhẹ nhất là 06 tháng và nặng nhất là 07 năm tù.

Đối với pháp nhân thương mại thì mức phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động từ từ 06 tháng đến 03 năm, ngoài ra pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Phi Sơn