leftcenterrightdel
 

Theo quy định tại Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 Quy trình thu BHXH, BHYT, bảo hiểm TN, BHTNLĐ, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT do BHXH Việt Nam ban hành thì:

"Điều 42. Quản lý đối tượng

...

4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động."
Như vậy, nếu người lao động nghỉ 14 ngày làm việc trở lên mà không phải là nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản có sử dụng thẻ BHYT thì phải đóng BHYT.

NLĐ nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày trở lên trong tháng vẫn được đóng BHYT bắt buộc

Theo đó, tại Hội nghị giao ban công tác dân vận của Đảng đoàn MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội và Ban Bí thư Trung ương Đoàn, vừa được tổ chức chiều 29/6/2020, ông Nguyễn Đình Khang- Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất NLĐ nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày trở lên trong tháng vẫn được đóng BHYT bắt buộc

leftcenterrightdel
 
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Đình Khang- Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2020, hoạt động Công đoàn chủ yếu tập trung vào việc phối hợp cùng các cơ quan, tổ chức, DN triển khai các giải pháp phòng chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc; hỗ trợ, chăm lo đời sống cho đoàn viên, NLĐ.

Cũng trong thời gian này, tổ chức Công đoàn đã kịp thời điều chỉnh các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong nửa đầu năm nay, nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả những giải pháp phòng chống dịch. Đồng thời, làm tốt vai trò đại diện, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, NLĐ.

Nhân dịp này, ông Nguyễn Đình Khang đề xuất Ban Dân vận Trung ương kiến nghị với Bộ Chính trị chỉ đạo Đảng đoàn Quốc hội đồng ý cho phép những trường hợp thỏa thuận tạm hoãn thực HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày trở lên trong tháng vẫn được đóng BHYT bắt buộc theo đối tượng có quan hệ lao động, để đảm bảo quyền lợi BHYT của NLĐ được liên tục, không bị gián đoạn.

Bên cạnh đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đề xuất Ban Dân vận Trung ương kiến nghị Bộ Chính trị chỉ đạo Ban Cán sự Đảng Chính phủ xem xét sửa đổi các điều kiện hỗ trợ cho 2 nhóm đối tượng quy định trong Nghị quyết số 42/NQ-CP, gồm NLĐ tạm hoãn thực hiện HĐLĐ hoặc nghỉ việc không hưởng lương; NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp... Ngoài ra, xem xét sửa đổi Quyết định 15 về điều kiện hưởng hỗ trợ của NLĐ để số đông NLĐ khó khăn thực sự được tiếp cận gói hỗ trợ này.


Ngọc Anh