Nguồn gốc ngày Tết Đoan ngọ cảu người Việt

Truyền thuyết Tết Đoan ngọ ở Việt Nam là do một ông lão tự xưng là Đôi Truân, người có công hướng dẫn dân làng cách diệt sâu bọ để bảo vệ mùa màng khi bị nạn sâu bọ tấn công bằng cách lập đàn cúng có trái cây, bánh tro và thực hiện mỗi năm vào đúng ngày 5 tháng 5 âm lịch để trị sâu bọ. Người dân muốn ghi nhớ ông lão nên đã đặt ngày này là Tết diệt sâu bọ hay Tết Đoan ngọ vì giờ cúng thường giữa giờ Ngọ.

Thời gian diễn ra Tết Đoan ngọ cũng trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh nên người ta tin rằng, việc thờ cúng tổ tiên vào dịp này sẽ có tác dụng diệt sâu bọ, cho mùa màng bội thu. Ngoài ra nó cũng có ý nghĩa cầu may mắn, sức khỏe cho cả gia đình, là dịp để gia đình cùng ăn bữa cơm đầm ấm.

leftcenterrightdel
 

Người Việt Nam rất coi trọng Tết Đoan ngọ vì sau dịp Tết Nguyên đán, đây cũng là một dịp để gia đình sum vầy, con cháu ở xa cũng có dịp về sum họp.

Vào thời điểm này, trái cây, hoa lá bắt đầu đơm hoa kết trái mong một mùa bội thu, vì vậy, hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Ngoài ra còn có những món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương.

Cúng gì vào dịp Tết Đoan ngọ?

Theo truyền thống, mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm các loại trái cây như vải, mận – đây là 2 loại quả không thể thiếu trong mâm lễ vật; rượu nếp, bánh gio,…. Tùy vào mỗi vùng miền, đồ cúng tết Đoan Ngọ sẽ có sự khác biệt.

leftcenterrightdel
 

Trong đó, cơm rượu nếp và các loại quả là những lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng tết Đoan Ngọ. Nếu như miền Bắc có bánh gio trong mâm cúng, thì người miền Nam lại có bánh ú, người miền Trung có thịt vịt.

Đặc biệt, cơm rượu nếp hoa vàng, cơm rượu nếp cẩm là món không thể thiếu trong mâm cúng ngày Tết Đoan ngọ. Người xưa tin rằng, ăn rượu nếp trong Tết Đoan ngọ sẽ khiến sâu bọ say xỉn và diệt được chúng.

leftcenterrightdel
 
Bởi theo quan niệm, trong cơ thể người có những loại ký sinh gây hại, nằm sâu trong bụng, khó diệt. Những thức ăn có vị chua, chát, đặc biệt là cơm rượu nếp thì sẽ diệt được chúng. Đặc biệt, nên ăn món này vào buổi sáng, khi bạn vừa ngủ dậy.

Bánh gio là một loại bánh được làm từ gạo tẻ hoặc gạo nếp đã ngâm trong nước tro được đốt bằng củi các loại cây khô hay rơm. Bánh được gói trong lá chuối hoặc lá dong. Đây là loại bánh rất dễ ăn, dễ tiêu, thường ăn với đường hoặc mật.

leftcenterrightdel
 

Ở miền Trung, thịt vịt thường xuất hiện trong các mâm cỗ cúng ngày Tết 5/5. Chắc chắn sẽ rất nhiều người thắc mắc tại sao lại có thịt vịt trong mâm cúng ngày tết Đoan Ngọ. Theo các chuyên gia, thịt vịt có tính hàn, ăn vào sẽ giúp cơ thể được mát mẻ trong những ngày tháng 5 nắng nóng.

Mỗi món ăn, mỗi lễ vật có trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ đều mang những ý nghĩa riêng của từng vùng miền. Tuy nhiên, tất cả đều mang lòng thành kính, hướng tới Tổ tiên.

Tuệ Anh(T/h)