Ứng dụng chiến lược của một loại vũ khí như vậy có ý nghĩa quan trọng đối với kế hoạch quốc phòng của Ukraina. Nhưng tên lửa dựa trên nguyên mẫu nào? Nó có thể trở thành một lực lượng răn đe hiệu quả?

Hiện tại, Quân đội Ukraina đang sử dụng tên lửa hành trình thông thường trên chiến trường miền Đông. Tên lửa hành trình tầm xa phóng từ trên không JASSM của Mỹ là hàng xuất khẩu chủ yếu sang các nước láng giềng với Nga, và Ba Lan đang sở hữu JASSM-ER có tầm hỏa lực hơn 900 km.

Một điều phổ biến nữa là tên lửa này sẽ sử dụng để tấn công vũ khí phòng không của lực lượng nổi dậy miền Đông, cho phép lực lượng tăng cường trên không và biển của NATO hoạt động trong trường hợp xung đột toàn diện. Điều này có thể áp dụng cho Ukraina.

leftcenterrightdel
 Ukraina tuyên bố tên lửa mới có tầm bắn đến 1000 km. Ảnh: Kiev Post

Tuy nhiên, khía cạnh quan trọng hơn cả là vũ khí mới sẽ dùng tấn công cơ sở hạ tầng và quân sự của “phiến quân” Donbas.

Tên lửa này có thể là phiên bản nâng cấp của tên lửa hành trình hải chiến Neptune. Trong khi thông tin chi tiết về nguồn gốc rất khác nhau (Kiev khẳng định vũ khí có sự khác biệt lớn so với nguyên mẫu Kh-35 Xô viết, thì các nguồn tin Moscow tin rằng Ukraina đang tái sản xuất Kh-35), các chi tiết kỹ thuật của tên lửa chỉ ra đây có thể là “tên lửa của Porosenko". Neptune có tầm bay thấp và đầu đạn nặng khoảng 150 kg.

Theo các nguồn tin Ukraina, tầm bắn tiêu chuẩn hiện tại của Neptune từ 280 đến 290 km cho phép vũ khí có thể xuất khẩu sang các quốc gia không nằm trong Cơ chế Kiểm soát Công nghệ Tên lửa mà Ukraina là một phần. Truyền thông Kiev cho biết sự cân bằng giữa tải trọng nhiên liệu và đầu đạn có thể tăng cường tầm hỏa lực của Neptune lên gấp 3 lần so với hiện nay.

Phạm Trúc