Ông Trump tuyên bố sẽ sử dụng một điều khoản gây tranh cãi để đơn phương khôi phục các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Tehran, một ngày sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bác bỏ hoàn toàn nghị quyết của Mỹ về việc gia hạn lệnh cấm vận vũ khí Iran.

Điều khoản mà Tổng thống Mỹ đề cập chính là lập luận gây tranh cãi rằng Mỹ vẫn là "bên tham gia" vào thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 - bất chấp việc ông Trump đã tuyên bố rút khỏi thỏa thuận này - và do đó Mỹ có thể áp đặt trở lại các lệnh trừng phạt nếu thấy Iran vi phạm các điều khoản của mình.

leftcenterrightdel
Tổng thống Trump tuyên bố sẽ đơn phương khôi phục lệnh trừng phạt của LHQ với Tehran. (Ảnh:CNN) 

Tuy nhiên, các đồng minh châu Âu đã hoài nghi về việc liệu Washington có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt hay không, các chuyên gia cho rằng đây có thể là một "cú lùi", nguy cơ đẩy Hội đồng Bảo an vào một trong những cuộc khủng hoảng ngoại giao tồi tệ nhất từng có.

Tổng thống Iran trước đó vào thứ Bảy rằng Mỹ nói rằng đã phải chịu một thất bại nhục nhã khi Hội đồng Bảo an tổ chức bỏ phiếu về đề xuất của Mỹ vào thứ Sáu.

Nga và Trung Quốc đã bỏ phiếu chống lại, trong khi 11 quốc gia thành viên Hội đồng - bao gồm cả Pháp, Đức, Anh và Việt Nam - bỏ phiếu trắng. Mỹ và Cộng hòa Dominica là những quốc gia duy nhất bỏ phiếu ủng hộ.

Ngoại trưởng Iran, Abbas Mousavi, viết: “Trong 75 năm lịch sử của Liên Hợp Quốc, nước Mỹ chưa bao giờ bị cô lập như vậy”.

Lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc đối với Iran sẽ hết hiệu lực theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran và các cường quốc trên thế giới, cho phép dỡ bỏ nhiều lệnh trừng phạt quốc tế chống lại Iran để đổi lấy việc kiềm chế chương trình hạt nhân của nước này. Donald Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận vào năm 2018.

Ngoại trưởng Israel, Gabi Ashkenazi, cho biết quyết định của Hội đồng Bảo an không gia hạn lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran có thể dẫn đến việc Trung Đông ngày càng trở nên bất ổn.

“Chế độ cực đoan ở Iran không chỉ tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố mà còn tham gia tích cực vào hoạt động khủng bố thông qua các chi nhánh trên khắp thế giới và sử dụng nó như một công cụ chính trị. Hành vi này gây nguy hiểm cho sự ổn định của khu vực và quốc tế, ”Ashkenazi cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Bảy.

"Đó là một sai lầm nghiêm trọng ", Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Mike Pompeo, cho biết hôm thứ Bảy về kết quả của cuộc bỏ phiếu tại một cuộc họp báo trong chuyến thăm Ba Lan. “Thật không may là Pháp và Vương quốc Anh ... đã không ủng hộ những gì các quốc gia vùng Vịnh yêu cầu, những gì người Israel yêu cầu ... Tôi lấy làm tiếc sâu sắc về điều đó", "Mỹ quyết tâm đảm bảo Iran sẽ không có khả năng gây ra tổn hại nhiều hơn nữa cho thế giới”, ông Pompeo nói.

 

Hà Huyền (Theo Guardian)