Lần đầu tiên kể từ Chiến tranh Lạnh!

Ngày 4/5, nhóm 4 tàu chiến của NATO, "đối thủ tiềm năng" của Nga, có tổng lượng giãn nước hơn 30.000 tấn, được trang bị hàng trăm tên lửa hành trình, gồm các khu trục hạm tên lửa của Mỹ Porter, Donald Cook và Franklin Roosevelt (lớp Arleigh Burke) và tàu khu trục tên lửa Kent của Anh (type 23 lớp Duke) tiến vào biển Barents, nơi được coi vùng biển "sân nhà" Hạm đội phương Bắc, Nga.

Hải quân Hoa Kỳ xác nhận hôm thứ Hai, 4/5, rằng 3 tàu của họ cùng một tàu của Anh tham gia một “nhiệm vụ” trên biển Barents.

Hải quân Hoa Kỳ cũng xác nhận họ đã không hoạt động ở biển Barents kể từ giữa những năm 1980, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Và, đây là lần đầu tiên sau 35 năm, tàu chiến Mỹ mới quay trở lại khu vực này.

Trước đó, theo phát ngôn của Bộ Tư lệnh Hạm đội 6, Hải quân Hoa Kỳ, nhóm tàu NATO tới biển Barents với mục đích 'tiến hành các hoạt động an ninh hàng hải và tương tác liên tục giữa các đồng minh".

leftcenterrightdel

Tàu HMS Kent (F78), Anh và Tàu USNS Supply (T-AOE-6), Mỹ tập trận ở Vòng Bắc Cực. Nguồn: Hải quân Hoa Kỳ. 

Lầu Năm Góc nói, ngày 1/5, họ đã thông báo trước cho Moskva về lộ trình của đội tàu, 'trong nỗ lực tránh những hiểu lầm, giảm thiểu rủi ro và ngăn chặn sự leo thang vô tình'.

Chuyên gia quân sự Nga Viktor Murakhovsky nhận xét, Hải quân Hoa Kỳ chủ yếu hoạt động ở khu vực biển Đen. Sự xuất hiện của chúng ở phía bắc biển Barents, cho thấy sự thay đổi trong chiến lược tổng thể của Lầu năm góc. Washington một lần nữa nhắc lại sự cần thiết phải tập trung đối đầu với các cường quốc đối thủ, và đang thay đổi phương hướng huấn luyện và tác chiến.

Nói về nhóm tàu chiến của NATO, chuyên gia quân sự Nga thừa nhận, 3 chiếc tàu khu trục lớp Arleigh Burke là một lực lượng đáng gờm. Mỗi chiếc được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng Mk41, có thể sử dụng tên lửa hành trình Tomahawk tấn công các mục tiêu mặt đất,  hay đạn SM-2, SM-3 để đánh chặn các mục tiêu trên không, bao gồm cả tên lửa đạn đạo tầm trung. Theo thông lệ đối với các hoạt động xa bờ, cơ số đạn của tàu khu trục chứa 1/3 là tên lửa Tomahawks, còn lại là tên lửa phòng không.

Ba tàu khu trục có thể phóng gần một trăm tên lửa vào các mục tiêu của đối phương, hoặc đẩy lùi một cuộc tấn công lớn từ trên không.

Nga “đón khách” bằng chiến hạm mạnh nhất

Trước động thái bất thường, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, Hạm đội phương Bắc, Nga sẽ theo dõi sát sự hiện diện của nhóm tàu NATO.

Và, tàu tuần dương một trong những kỳ hạm mạnh nhất của Hạm đội phương Bắc đã được Nga phái đi để “đón” khách.

Tàu tuần dương tên lửa “Marshal Ustinov”, hay Nguyên soái Ustinov là chiến hạm thuộc “dự án 1164 Atlant”, vừa trải qua quá trình sửa chữa và hiện đại hóa.

leftcenterrightdel
Tàu tuần dương  tên lửa “Marshal Ustinov”, Hạm đội Phương Bắc, Nga. Nguồn: Sputnik. 

Tàu tuần dương dài 186,4 m, rộng 20,8 m, lượng dãn nước 11.280 tấn, thủy thủ đoàn gần 500 người, tốc độ tối đa 32 hải lý.

Vũ khí trên tàu gồm 16 ống phóng tên lửa chống hạm P-1000 Vulkan có tầm bắn tới 1.000 km, hệ thống tên lửa phòng không S-300F Fort, hai ngư lôi tên lửa chống ngầm 212 mm, ngư lôi 533 mm, pháo hạm đôi 130 mm và 6 khẩu pháo phòng không đa nòng 30 mm.

Nga tuyên bố, tàu tuần dương Nguyên soái Ustinov sẽ không hoạt động đơn độc khi canh chừng nhóm tàu NATO, ám chỉ sẽ còn nhiều khí tài khác đang theo sát nhóm tàu đối thủ, trong đó, trong nhưng tình huống tương tự, nhất thiết phải có những tàu mặt nước, tàu ngầm và hạm đội không quân.

leftcenterrightdel
Trang bị vũ khí "khủng" trên Tàu tuần dương  tên lửa “Marshal Ustinov”. Nguồn: Sputnik. 

Chuyên gia quân sự Viktor Murakhovsky “bật mí” với Sputnik như một cảnh báo, rằng, Nga đang hình thành một tổ hợp hệ thống quan sát, cả trên bầu trời, trên bề mặt và dưới nước ở vùng vĩ độ phía Bắc. Và, sự xâm nhập của nhóm tàu NATO ở biển Barents là một dịp thử thách cho hệ thống này.

Mỹ và NATO có mục đích gì?

Các chuyên gia và chính trị gia nhận định, chuyến hải hành của nhóm tấn công hải quân Hoa Kỳ - Anh đến biển Barents, thậm chí ngay trước ngày Nga kỷ niệm Chiến thắng 9/5, vừa là một thách thức chính trị, vừa là bước tiếp theo trong chiến lược hiện diện quân sự của NATO ở Bắc Cực..

Dailymail dẫn tuyên bố của Lầu năm góc nói, quyết định của Hoa Kỳ- Anh tiến hành các hoạt động ở biển Barents đi kèm với việc Nga gia tăng xây dựng quân sự khổng lồ ở Bắc Cực. Đây là một khu vực mà Nga coi là chiến lược quan trọng nhờ trữ lượng hydrocarbon khổng lồ, tuyến đường vận chuyển biển Bắc ấm lên, và tầm quan trọng địa chính trị và quốc phòng.

leftcenterrightdel

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Donald Cook (DDG 75). Nguồn: Hải quân Hoa Kỳ.

Phó đô đốc Lisa Franchetti, chỉ huy Hạm đội 6 của Hoa Kỳ nói: 'Chúng tôi vẫn cam kết thúc đẩy an ninh và ổn định khu vực, đồng thời xây dựng niềm tin và củng cố nền tảng sẵn sàng của Bắc Cực.'

Mỹ từng nhiều lần tuyên bố về kế hoạch làm cho khu vực này trở thành "tự do hoạt động quốc tế". Năm 2019, Bộ chỉ huy Hoa Kỳ công bố “Học thuyết Bắc Cực”, đề cập đến việc ngăn chặn tuyến đường biển Bắc đối với các tàu chiến NATO.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, tuyến đường biển phía Bắc đang được bảo vệ đáng tin cậy. Hàng năm, nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho các cơ sở công nghiệp quan trọng và lợi ích kinh tế Nga ở khu vực Bắc Cực, được thực hiện với sự tham gia của hạm đội, máy bay chiến đấu, không quân và lực lượng đặc biệt.

Cuối tháng 2/2020, một sư đoàn phòng không của Nga đã được triển khai ở Bắc Cực. Cơ sở hạ tầng, căn cứ quân sự đang được khôi phục ở tốc độ tối đa.

Huy Anh