Hôm 22/1, Chính phủ Peru đã ban bố tình trạng khẩn cấp về môi trường sau khi yêu cầu sự hỗ trợ quốc tế trong việc ứng phó với sự cố tràn dầu ngoài khơi bờ biển Lima được gọi là "thảm họa sinh thái tồi tệ nhất" của nước này.

Bộ Môi trường Peru ước tính, khoảng 6.000 thùng dầu tràn ra từ một tàu chở dầu đang dỡ hàng tại nhà máy lọc dầu Pampilla ở Ventanilla, Callao, bờ biển phía tây Peru.

leftcenterrightdel
Mức độ ô nhiễm dầu khủng khiếp trên bờ biển Peru. Ảnh: Cristhian Meza / EPA. 
leftcenterrightdel
Bàn tay bị nhuộm đen sau khi được nhúng vào nước ở bãi biển Cavero, Ventanilla. Ảnh: Martin Mejia / AP. 

Ít nhất 21 bãi biển và các khu bảo tồn thiên nhiên rộng khoảng 174 ha, vốn có đa dạng sinh học cao, đã bị ảnh hưởng bởi dầu tràn, gây thiệt hại kinh tế khoảng hơn 50 triệu đô la.

leftcenterrightdel
Sự cố tràn dầu gây những hậu quả nghiêm trọng về môi trường, sinh thái ở Peru. Nguồn: Theguardian. 

Repsol, hãng năng lượng Tây Ban Nha, chủ sở hữu nhà máy lọc dầu Pampilla cho biết, sự cố tràn dầu đã xảy ra vào cuối ngày 15/1, khi một tàu chở dầu đang dỡ dầu thô tại nhà máy lọc dầu Pampilla, bị rung lắc bởi những đợt sóng mạnh kích hoạt bởi vụ phun trào núi lửa gần Tonga. 

leftcenterrightdel
Dầu đen đặc tại bãi biển Cavero. Ảnh: Martin Mejia / AP. 

Công ty vận tải biển của Ý sở hữu con tàu chở dầu nói, tình huống do sóng lớn đã khiến một đường ống dẫn dưới nước tại bến Pampilla đã bất ngờ bị vỡ gây phát tán dầu.

Hôm 20/1, Bộ Y tế Peru cảnh báo 21 bãi biển nhiễm dầu là "nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe", đồng thời kêu gọi chính quyền địa phương hạn chế để công chúng tiếp cận các bãi biển này.

leftcenterrightdel
Một bãi biển đầy dầu ở Ventanilla. Ảnh: Pilar Olivares / Reuters. 

Bộ Môi trường Peru, nói, mặc dù việc thu dọn dầu tràn được thực hiện trong nhiều ngày qua, tuy nhiên dầu thô vẫn đang loang rộng, cách vị trí của tràn dầu ban đầu tới 40 km.

Chính phủ Peru đang yêu cầu bồi thường thiệt hại từ Repsol, trong khi công ty này nói, không chịu trách nhiệm về sự cố tràn dầu bởi chính phủ đã không đưa ra cảnh báo nguy cơ sóng thần sau khi núi lửa ở Tonga phun trào.

leftcenterrightdel
Bộ Môi trường Peru ước tính khoảng 6.000 thùng dầu thô đã tràn vào vùng đa dạng sinh học ở Thái Bình Dương của Peru. Ảnh: Martin Mejia / AP. 

Bộ Môi trường cáo buộc Repsol đã không thông báo kịp thời và không báo cáo chính xác mức độ của vụ tràn cho cơ quan chức năng sở tại.

Juan Carlos Rivero, một nhà sinh vật biển của tổ chức phi lợi nhuận Oceana Peru cho biết: “Chúng tôi đang theo dõi sự tàn phá của hệ sinh thái biển Peru và sinh kế của những người phụ thuộc vào nó, và sự cố thực sự gây hậu quả đáng sợ”. 

leftcenterrightdel
Quần thể chim biển ở bãi biển Cavero. Ảnh: Martin Mejia / AP. 
leftcenterrightdel
Chim chóc và hệ sinh thái ven biển bị tác động nghiêm trọng. Ảnh: Carlos Mandujano / AFP / Getty. 

Ngoài ảnh hưởng môi trường, hệ sinh thái và hoạt động du lịch, vụ tràn dầu cũng khiến hoạt động đánh bắt cá của ngư dân bị đình đốn, do hải sản không tiêu thụ được với những e ngại tôm cá bị nhiễm độc.

leftcenterrightdel
Nhân công vớt váng dầu trên bãi biển Cavero. Ảnh: Martin Mejia / AP. 

Tuần trước, người dân nhiều địa phương có hoạt động đánh bắt và du lịch bị ảnh hưởng bởi vụ tràn dầu đã tổ chức các cuộc biểu tình phản ứng trước việc sinh kế của họ đột ngột bị tước đoạt.

leftcenterrightdel
 Hôm 20/1, Bộ Y tế Peru cảnh báo 21 bãi biển nhiễm dầu ở Peru là "một nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe". Ảnh: Martin Mejia / AP.
leftcenterrightdel
Chim chết do sự cố tràn dầu. Ảnh: Cris Bouroncle / AFP / Getty. 

Hôm 20/1, phát biểu về sự cố từ hiện trường một bãi biển ô nhiễm, Tổng thống Peru, Pedro Castillo tuyên bố: “Chúng tôi đang đối mặt với một trong những thảm họa sinh thái lớn nhất trên bờ biển của chúng tôi. Nhà nước đang sẵn sàng các biện pháp hình sự, dân sự và hành chính đối với những người chịu trách nhiệm về sự cố.",

Văn Phong/DS, nytimes