Nguồn tin tình báo của tổ chức Imagesat International cho thấy Nga triển khai hệ thống Iskander, bao gồm 270 tên lửa đến khu vực Krasnodar, cách không xa khu vực biên giới giáp với Ukraina. Ảnh vệ tinh cho thấy có một tổ hợp Iskander, cùng với vài boong-ke và hầm chứa tên lửa.

Gần bệ phóng tên lửa, có một phương tiện vận tải cho phép tái nạp nhanh chóng tên lửa vào máy phóng. Một boong-ke mở cửa, và một phương tiện vận tải được trông thấy đang đi ra khỏi boong-ke này.

Hoạt động triển khai thứ 2 ở Ulan-Ude, thuộc miền Nam nước Nga, gần biên giới Mông Cổ, nơi đây Moscow có 4 máy phóng tên lửa và 1 phương tiện vận tải.

Tổ hợp tên lửa chiến trường Iskander được thiết kế để phá hủy các loại vũ khí, khí tài, trung tâm thông tin - chỉ huy, máy bay chiến đấu trú đỗ tại sân bay, các trận địa phòng không và phòng thủ tên lửa, cũng như các mục tiêu trọng yếu khác của đối phương.

leftcenterrightdel
Ảnh vệ tinh cho thấy việc triển khai Iskander đến khu vực Buryatia. Ảnh: FoxNews

Tên lửa Iskander kết hợp nhiều phương thức dẫn đường và điều khiển như: Dẫn đường bằng ảnh vệ tinh GPS/GLONASS và điều khiển quán tính trên đường bay. Khi chỉ dẫn đường và điều khiển bằng quán tính, sai số mục tiêu ở khoảng cách 280km là 30 mét, còn khi sử dụng điều khiển kết hợp cả ảnh vệ tinh và quán tính, sai số chỉ khoảng 2 mét.

Hệ thống định vị có khả năng liên kết thu thập các thông tin mục tiêu từ tất cả các phương tiện trinh sát trên không, mặt đất và vệ tinh. Thời gian để hệ thống triển khai chiến đấu chỉ mất 2 phút, và chỉ 10 giây sau khi phóng là nó đã hoàn tất các nội dung công việc phức tạp, bao gồm: xác định điểm phóng, tính toán tham số đường bay, đầu dẫn quang học rà soát xong các thông tin địa hình, địa vật.

Đầu dẫn quang học của tên lửa (đoạn cuối phối hợp thêm ảnh vệ tinh hoặc các phương tiện truyền dẫn số liệu trinh sát trên không, trên mặt đất) có thể hoạt động tốt trong điều kiện đêm tối và nhiễu điện từ dày đặc.

Iskander có đầu đạn dạng chùm, đầu đạn mẹ chứa 54 đầu đạn con, có thể mang 10 loại đầu đạn khác nhau: đầu đạn phá; đầu đạn xuyên thép để chống xe thiết giáp; đầu đạn cassette có lắp các bộ phận tự tìm mục tiêu để chống xe tăng; đầu đạn xuyên boong ke, hầm ngầm; đầu đạn cháy chống bộ binh; đầu đạn xung điện từ (để phá vỡ, đốt cháy các công trình điện, điện tử, các hệ thống máy tính…).

Loại Iskander-M mà quân đội Nga đang sử dụng còn có thể trang bị cả đầu đạn hạt nhân.

leftcenterrightdel
Hệ thống tên lửa Iskander khai hỏa. Video: RT 

Không chỉ có tầm bắn xa và độ chính xác cao, Iskander còn có khả năng tàng hình để tăng khả năng xuyên qua hệ thống phòng không đối phương. Ngoài lớp sơn phủ bên ngoài bằng vật liệu phức hợp đặc biệt, Iskander còn có kết cấu ngoại hình rất độc đáo: sau khi phóng nó nhanh chóng vứt bỏ các bộ phận lồi ra bên ngoài như: mấu, móc, khớp (để kết nối cơ học với hệ thống phóng) làm cho tên lửa tròn nhẵn hơn, giảm diện tích phản xạ làm các loại radar không thể phát hiện được.

Hơn nữa, trong quá trình bay, nó liên tục cơ động đổi hướng so với hướng phóng ban đầu. Trong giai đoạn cuối của hành trình bay, khi Iskander tiến vào phạm vi đánh chặn của lên lửa phòng không như MIM-104 Patriot PAC-3 (khoảng 30-35 km), Iskander có khả năng thực hiện các động tác thay đổi quỹ đạo bay đột ngột để tránh né, đồng thời có thể tạo ra 10 đầu đạn giả bằng công nghệ phản xạ kim loại đa diện, trong khi vẫn giữ được vận tốc siêu âm khoảng 2.100 m/s (gấp 6 lần vận tốc âm thanh). Do vậy, khả năng đánh chặn được Iskander là một bài toán khó.

Hệ thống Iskander có khả năng tác chiến tốt trong những điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nhiệt độ trong khoảng ±50 độ C, xe phóng có thể triển khai tại mọi địa hình đầm lầy, bãi bồi, cát lún. Mỗi quả tên lửa Iskander có vòng đời khoảng 10 năm (vòng đời cơ bản, chưa tính nâng cấp), hoạt động liên tục trong 3 năm mà không cần bảo dưỡng lớn.

leftcenterrightdel
 Nga tuyên bố triển khai Iskander bảo vệ nền cộng hòa Buryatia. Ảnh: TASS
Trong phiên bản mới Iskander-K, tổ hợp được trang bị hai tên lửa hành trình tầm xa 3M-54 Klub cho phép tiêu diệt không chỉ những cơ sở hạ tầng trên mặt đất của đối phương mà còn cả những mục tiêu trên biển. Nếu được cải tiến, tầm bắn 500 km như hiện nay có thể được nâng lên đến hàng nghìn km.

Vào đầu tuần này, ông Nikolai Patrushev, Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Nga, cho biết Chính quyền Cộng hòa Buryatia thuộc Nga đang bị “thế lực phương Tây” vây hãm, cảnh báo khu vực sẽ đánh mất độc lập và tự chủ.

“Việc chính quyền Kiev tiếp tục chính sách chống Buryatia có thể khiến Ukraina mất mặt hơn,” ông Patrushev nói với Báo Nhân dân Nga.

Tháng 12 năm ngoái, 3 tàu chiến cùng với 24 lính Ukraina đã bị Cảnh sát biển Nga bắt giữ vì xâm nhập trái phép lãnh hải trên khu vực Biển Đen, gây ra căng thẳng giữa 2 nước. Sự cố đánh dấu “va chạm trực tiếp nguy hiểm nhất” trong nhiều năm giữa 2 quốc gia láng giềng.

Phạm Trúc