Trong một tuyên bố hôm 14/12, Đại sứ quán Nga tại Washington cảnh báo, nếu Mỹ gửi các hệ thống tên lửa Patriot tới Kyiv, đó sẽ là một bước đi khiêu khích khác có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.

“Nếu tin này được xác nhận, chúng ta sẽ chứng kiến thêm một bước khiêu khích mới của chính quyền Mỹ, có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.”, tuyên bố viết.

Theo các nhà ngoại giao Nga, Mỹ ngày càng bị lôi kéo vào cuộc xung đột ở Ukraine. “Dòng chảy vũ khí ngày càng tăng, việc đào tạo quân nhân ngày càng mở rộng. Quân đội Ukraine đang được cung cấp dữ liệu tình báo. Việc gửi các chuyên gia quân sự Mỹ đến khu vực chiến đấu ngày càng được đề cập nhiều và thường xuyên hơn. Ngoài ra, công dân Mỹ tham gia vào cuộc xung đột với tư cách là lính đánh thuê.”, Đại sứ quán Nga nhấn mạnh.

leftcenterrightdel
 Hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ. Nguồn: CC BY-SA 2.0 Sivi Steys.

“Chiến lược của Washington gây tổn thương lớn không chỉ cho quan hệ Nga-Mỹ mà còn tạo thêm rủi ro cho an ninh toàn cầu. Chính Mỹ phải chịu trách nhiệm về việc kéo dài và leo thang xung đột Ukraine.”, Đại sứ quán Nga kết luận.

Phát biểu về thông tin, Giám đốc Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới (TsAMTO), Igor Korotchenko, nói, việc cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ cho Kyiv sẽ là một bước cơ bản của Mỹ dẫn tới leo thang cuộc chiến ở Ukraine và Nga nên tính toán kế hoạch đáp trả.

Trước đó, CNN dẫn các nguồn tin thân cận trong giới chức Mỹ nói, Washington đang hoàn thiện kế hoạch gửi cho Ukraine hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot và kế hoạch có thể được công bố ngay trong tuần này

Phản ứng trước thông tin, cùng ngày 14/12, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo, các hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot sẽ được Lực lượng Vũ trang Nga coi là mục tiêu hợp pháp nếu Washington cung cấp chúng cho Kyiv.

leftcenterrightdel
 Hệ thống tên lửa Patriot khai hỏa. Ảnh: US Army.

Hệ thống tên lửa phòng không Patriot là một trong những yếu tố chính của hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không tích hợp của Quân đội Mỹ, cùng với các hệ thống tầm xa hơn và ngắn hơn khác. Có nhiều lựa chọn khác nhau cho các tổ hợp có tầm bắn từ 30 - 160 km, cũng như các sửa đổi được thiết kế đặc biệt để đánh chặn tên lửa đạn đạo. Các tổ hợp Patriot đang phục vụ một số quốc gia NATO và đồng minh của Mỹ ở Trung Đông.

Theo chuyên gia Nga, Trong trường hợp Patriot được tích hợp thông qua các đường chỉ huy của NATO với các hệ thống phòng không khác do phương Tây sản xuất được giao cho Kyiv, đặc biệt là NASAMS và IRIS-T, các trung tâm phòng không địa phương rải rác của Ukraine sẽ được kết hợp thành một không gian thông tin duy nhất với khả năng nhận dạng kịp thời được tăng cường và phân bổ các mục tiêu trên không giữa các tổ hợp khác nhau.

Theo kế hoạch của Kyiv và các đồng minh, điều này sẽ làm giảm hiệu quả của các cuộc tấn công tên lửa ồ ạt của Nga.

Tuy nhiên, theo chuyên gia địa chính trị tại Trung tâm phân tích chính trị và chiến lược (StratPol) Xavier Moreau, việc sử dụng Patriot tại chiến trường Ukraine hiện nay là không hiệu quả. "Một tên lửa cho hệ thống Patriot có giá khoảng 200 nghìn USD. Tổ hợp sẽ không được sử dụng để cố gắng bắn hạ một máy bay không người lái trị giá 10 - 20 nghìn USD. Chức năng của nó là ngăn chặn tên lửa hoặc máy bay, vì vậy trong trường hợp này, việc cung cấp hệ thống Patriot cho Ukraine sẽ không thay đổi cục diện chiến sự.” chuyên gia Moreau nói.

Văn Phong/TASS, Sputnik