Thông tin cho biết, lĩnh vực khai thác và kim loại của Nga nằm trong số những mục tiêu bị nhắm đến trong danh sách những “hành động trừng phạt quan trọng nhất của Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho đến nay”.

Hành động này, được thực hiện với sự phối hợp của các đồng minh Nhóm G7, họ tìm cách trừng phạt 250 người và công ty, trừng phạt tài chính lên các ngân hàng, hãng vũ khí và các công ty công nghệ liên quan đến sản xuất vũ khí, đồng thời truy tìm những người bị cáo buộc trốn tránh lệnh trừng phạt ở các quốc gia từ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đến Thụy sĩ.

leftcenterrightdel
 Hoa Kỳ cam kết 2 tỉ đô la để mua thêm đạn dược và nhiều loại máy bay không người lái nhỏ, công nghệ cao cho Ukraine. Ảnh: Internet

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết trong một tuyên bố bằng văn bản: “Các biện pháp trừng phạt của chúng tôi có cả tác động ngắn hạn và dài hạn, thể hiện rõ nét trong việc bổ sung vũ khí và cô lậpnền kinh tế của nước Nga”. “Chúng tôi và các đối tác G7  sẽ sát cánh cùng Ukraine cho đến chừng nào còn cần thiết.” Các biện pháp trừng phạt được đưa ra sau khi Nhà Trắng tuyên bố vào sáng 24/2 rằng Lầu Năm Góc sẽ cam kết 2 tỉ USD để mua thêm đạn dược và nhiều loại máy bay không người lái nhỏ, công nghệ cao trong cuộc chiến chống lại Nga. Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại và Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ cũng đã ban hành kế hoạch để tăng áp lực lên Nga. 

Các bước này áp đặt các hạn chế về thị thực đối với 1.219 thành viên của quân đội Nga, tăng thuế đối với các sản phẩm của Nga, như kim loại..., trị giá khoảng 2,8 tỉ USD và thêm gần 90 công ty của Nga và nước thứ ba, bao gồm cả từ Trung Quốc, vào danh sách các công ty trốn tránh lệnh trừng phạt.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ cũng ban hành các quy tắc hạn chế xuất khẩu mới đối với Nga, Belarus và Iran, những quốc gia được cho là đã trở thành đồng minh ngày càng tăng của Nga. Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết các hành động phối hợp giữa các cơ quan và quốc gia Hoa Kỳ sẽ “tiếp tục làm suy giảm khả năng của nền kinh tế Nga”. 

leftcenterrightdel
 Tại buổi đọc thông điệp Liên bang, Tổng thống Putin đã cáo buộc phương Tây khơi mào cuộc xung đột ở Ukraine. Ảnh: Sputnik

Ngoài ra, các nhà nhập khẩu vi điện tử và nhà sản xuất sợi carbon, vật liệu chính cho các hệ thống phòng thủ, cũng bị chỉ định trừng phạt, trong số đó: Doanh nhân người Ý gốc Thụy Sĩ Walter Moretti và các doanh nghiệp của ông; Nurmurad Kurbanov, một người người Thổ Nhĩ Kỳ gốc Nga, người được cho là đã đại diện cho các công ty quốc phòng của Nga và Belarus ở nước ngoài; và doanh nhân Nga Aleksandr Yevgenyevich Udodov, anh rể của cựu Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin.

Hơn 30 quốc gia đã áp đặt các biện pháp trừng phạt chưa từng có đối với nền kinh tế Nga, họ đã áp đặt giá trần đối với dầu và dầu diesel của Nga, đóng băng các quỹ của Ngân hàng Trung ương Nga và hạn chế quyền truy cập vào SWIFT, hệ thống chi phối các giao dịch tài chính toàn cầu.

Phương Tây đã trực tiếp trừng phạt khoảng 2.500 công ty Nga, quan chức chính phủ, và gia đình họ, các biện pháp trừng phạt như: tước quyền cập vào tài khoản ngân hàng và thị trường tài chính ở Mỹ, ngăn cản họ kinh doanh với người Mỹ và đi du lịch đến Mỹ, v.v.

Một báo cáo của Dịch vụ Nhà đầu tư của Moody công bố hôm 24/2 nói rằng nền kinh tế Nga đã vượt qua các lệnh trừng phạt tốt hơn dự kiến vào năm 2022. 

leftcenterrightdel
 Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc thông điệp Liên bang. Nguồn: VOV
Hà Hải/ AP